Bá tước Southdown rũ ra cười. Becky nghĩ thầm: “Có lẽ mình cũng cóc
sợ mụ này”. Bareacre phu nhân lấm lét đưa mắt nhìn con gái, vừa giận vừa
sợ, đoạn lủi ra ngồi bên một cái bàn, giả bộ chăm chú xem một tập tranh
ảnh.
Khi vị quý khách vùng Danube đến, mọi người bắt đầu dùng tiếng Pháp
để nói chuyện. Bareacre phu nhân và mấy người phụ nữ còn trẻ càng bực
tức hơn vì thấy bà Crawley nói tiếng Pháp thạo quá, giọng nói hay hơn họ
nhiều. Hồi 1816-1817, nhân cùng sang Pháp với chổng, Becky đã có dịp
gặp một số nhân vật nhà binh người Hunggari. Cô ta bèn săn đón hỏi thăm
mấy ông bạn cũ. Bọn khách ngoại quốc thấy thế cứ yên trí cô ta là một vị
phu nhân quý tộc; lúc cùng đi sang phòng ăn, hai vợ chồng viên quận công
cứ hỏi đi hỏi lại mãi hầu tước Steyne và phu nhân rằng không biết cái bà bé
nhỏ xinh xình kia là ai mà nói tiếng Pháp hay thế. Cuối cùng cuộc diễu
hành đã diễn ra như nhà ngoại giao người Hoa Kỳ miêu tả; mọi người bước
sang phòng tiệc. Giữ đúng lời hứa, tác giả xin để các bạn đọc tuỳ ý lựa
chọn món ăn theo sở thích.
Ăn xong, đến lúc các bà ngồi một mình trong phòng khách. Becky biết
rằng bây giờ cuộc chiến đấu mới đến lúc gay go. Lâm vào một tình trạng
gay cấn nên cô thấm thía lời hầu tước Steyne dặn dò phải dè chừng thái độ
của bọn phụ nữ quý tộc đối với mình. Người ta vẫn bảo rằng ghét người
Ailen nhất lại chính là người Ailen, cho nên bọn bạo chúa của phụ nữ cũng
chính là cánh đàn bà với nhau. Cô Becky ở lại một mình với bọn đàn bà,
bèn mon men đến bên lò sưởi là chỗ mấy vị phu nhân dùng riêng với nhau;
lập tức mất bà lảng ra chia khác ngồi quanh một cái bàn xem tranh vẽ.
Becky theo họ ra bàn để tranh ảnh thì họ lại lần lượt đứng dậy đi ra bên
lò sưởi. Cô ta định nói chuyện với một đứa trẻ (ở những nơi công cộng bao
giờ Becky cũng yêu trẻ) thì lập tức cậu George Gaunt bị mẹ gọi lại. Kẻ lạ
mặt bị đối xử một cách tàn nhẫn quá, khiến cho cuối cùng, chính Steyne
phu nhân cũng phải thương hại; bà ta bèn bước lại nói chuyện với người
đàn bà trơ trọi. Phu nhân nói, đôi má nhợt nhạt chợt ửng đỏ: