Trích đoạn 17.
Thế kỷ 14
Hoàng Công Vọng
1269-1354
LUẬT VIỄN CẬN
[Hoàng Công Vọng có viết một vài nhận xét về kỹ thuật hội họa, nhưng đều
không có gì lạ, phần lớn lặp lại ý kiến người khác, không đáng dịch. Danh
tiếng của họ Hoàng lớn đến nỗi người ta thường coi những ý kiến lẻ tẻ và
ngắn ngủi của ông (mỗi ý kiến chỉ một vài dòng, có chừng ba chục dòng ở
sách này, hai chục dòng ở sách kia) là những nguyên lý cơ bản của Nam
Phái. Thực ra, phần lớn chúng lặp lại nguyên xi những ý kiến của Kinh Hạo
(Trích đoạn 10) và Quách Hy (Trích đoạn 11), và chúng vừa ngắn ngủi vừa
thiếu cá tính nên cũng chẳng có mấy giá trị. Tuy nhiên, vẫn lọc được ra hai
ý kiến quan trọng và không lặp lại của ai, xin dịch ra dưới đây, trong đó ý
kiến về ba lối nhìn viễn cận là hơi khác.]
Trong hội họa cần tránh bốn sai lầm này: “xinh xắn”, “vô lối” (thiếu
đường lối), thô lậu, và cẩu thả.
Có ba lối viễn cận để nhìn núi: từ dưới nhìn thẳng lên là “bình viễn”; từ
một điểm gần nhìn ngang qua sang núi đối diện là “quảng viễn” (các tác giả
khác gọi là “thẩm viễn”); từ bên ngoài núi nhìn ra cảnh xa là “cao viễn”.