Trích đoạn 18.
Thế kỷ 16
Cao Liêm
1521-1593
MỘT QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO
(sách Tuân Sinh Bát Bút)
Sau giai đoạn chi tiết tỉ mẩn của hội họa kinh viện đời Tống và giai đoạn
dụng bút nhẹ nhàng của các bậc thầy đời Nguyên, đến giai đoạn các họa sỹ
đời Minh phải chịu sức ép của quá nhiều thần tượng tiền bối. Cá tính bị bóp
nghẹt dưới gánh nặng của việc sao chép các bậc tiền bối này. Cái gọi là hội
họa Nam Phái đã được các họa sỹ của thế kỷ 14 và 15 hoàn thiện đến đỉnh
điểm, dẫn đến sự hình thành của “trường phái ấn tượng”, cho dù đó là cái
náo nhiệt, đông đúc mà vẫn cô đọng trong tranh của Vương Mông, cái
thanh khí tinh khiết của Nghê Toản, hay cái ấm áp của đời người trong
tranh của Triệu Mạnh Phủ. Cá tính độc đáo của họ đã bị thay thế bằng chất
học thuật, hệt như trường hợp các học giả đời Hán, bị choáng ngợp bởi
những thành tựu triết học phong phú của đời Chu, đã chỉ còn biết thi nhau
nghiên cứu và bình phẩm về những thành tựu ấy mà thôi. Trường phái ấn
tượng, từng là một phong trào cách mạng trong hội họa, nay trở thành giống
như một nhà thờ chính giáo thủ cựu. Cả họa sỹ lẫn các nhà phê bình chỉ
quanh quẩn trong việc tìm kiếm những bí ẩn của các nét sô và đem so sánh
chúng với nhau. Nam Phái trở thành một trường phái chính giáo thủ cựu.
Đới Tiến, người theo phong cách hơi không thủ cựu một tí của Hạ Khuê và
Mã Viễn, thì lập tức gây ồn ào, cũng có nhiều người thích, nhưng đám họa
sỹ thủ cựu thì ghét thậm tệ. Các cuộc tranh biện chỉ luẩn quẩn trong tinh
thần khâm phục các bậc thầy tiền bối, còn phê bình thì ngột ngạt trong một
cuộc xăm soi tỷ mẩn về kỹ thuật. Dường như Đổng Kỳ Xương là hiện thân
của trường phái thủ cựu này.
Đã có những thiên tài không chịu để mình bị phép tắc ràng buộc, chỉ
nghe theo bản năng sáng tạo của riêng mình. Cuộc nổi loạn của trường phái