mấy ai biết đến và đánh giá đúng mức.
Triệu Mạnh Phủ cũng lâm vào cảnh ngộ tương tự. Ông ra làm việc với
Thành Cát Tư Hãn. Vì là dòng dõi hoàng tộc nhà Tống, việc này khiến cho
ông bị thiên hạ phỉ báng một cách không phân biệt gì hết và tên ông không
được liệt vào danh sách bốn bậc thầy đời Nguyên. Nhưng nghệ thuật của
ông có sức mạnh biện minh riêng của nó. Ông còn có một người vợ cực kỳ
tài năng là Quang phu nhân, nổi tiếng vẽ trúc, và tranh phong cảnh của bà
bộc lộ rõ rệt những ảnh hưởng của Mễ Phi.
Triệu Mạnh Phủ hình như mang trong mình toàn bộ những kế thừa phong
phú của quá khứ. Tất nhiên, đó là một kế thừa rất có chọn lọc. Như Cao
Liêm (Trích đoạn 18) đã nhận xét, họ Triệu học được những đường nét tinh
tế của Mã Hồ Chi và Lý Công Lân, nghệ thuật bố cục của Lưu Tùng Niên
và Lý Thành, kết hợp được nghệ thuật dùng màu có sắc độ của Triệu Bách
Câu và Lý Tống với cái mênh mông đầy không khí của Hạ Khuê và Mã
Viễn.
Đương thời với ông có Cao Khắc Cung (1248-1310), và sau đó chút ít là
Phương Tòng Nghĩa (khoảng 1350), cả hai đều chịu ảnh hưởng rõ rệt của
Mễ Phi.
Với Triệu Mạnh Phủ, hội họa đã trở lại với chính mình.]
Cái quan trọng trong một bức họa là “cổ ý”. Tranh có thể vẽ rất đâu ra
đấy, nhưng thiếu “cổ ý” thì vẫn chẳng có giá trị gì. Người ngày nay chỉ nghĩ
đến đường nét tinh tế và màu sắc tươi tắn, gọi đó là họa sỹ giỏi. Họ không
biết rằng không có “cổ ý” thì mọi thứ sẽ hỏng và bức tranh sẽ không đáng
nhìn nữa. Tranh ta vẽ nhìn có vẻ đơn giản và thô thiển, nhưng người biết sẽ
thấy chúng gần gụi với cổ pháp, và thấy được vẻ đẹp của chúng. Ta chỉ có
thể giải thích điều này với những người hiểu biết mà thôi.
Tiễn Tuyển vẽ hoa bằng màu; cái quan trọng là hoa trong tranh ông trông
thật sống động.
Họa sỹ đời Tống kém xa họa sỹ đời Đường. Ta đã cố tình học các họa sỹ
đời Đường và rất muốn bỏ lối công bút và dụng mực của các họa sỹ đời
Tống.