Trích đoạn 4.
Thế kỷ 3
Tào Thực
khoảng năm 227
NHỮNG BỨC CHÂN DUNG SINH ĐỘNG
Vẽ là tiếp nối của điểu tự (một lối chữ cổ). Hoàng hậu Mã Minh Đế
(khoảng năm 60) vẻ người đẹp đẽ, tính nết tốt lành, được vua rất thương
yêu. Một lần hậu cùng vua vào phòng tranh. Khi đi qua bức chân dung hai
bà vợ của vua Thuấn là Ô Hoàng và Nữ Anh, nhà vua nói đùa, “Tiếc thay,
ta không lấy được những người như thế làm hoàng hậu.” Lúc sau, khi đi
qua bức chân dung của vua Nghiêu, hoàng hậu chỉ lên bức tranh, nói “Tiếc
thay, thần thiếp không lấy được một người như thế làm chồng.” Ta đã được
xem nhiều tranh. Chúng cho thấy những điều đã có từ thủa khai thiên lập
địa và tiên đoán những gì sẽ đến.
Trích sách Vu Lan, năm 750
Ai đã xem tranh ắt đều thấy nhiệt thành kính sợ lúc ngắm các chân dung
của tam hoàng ngũ đế ngày xưa, và đau lòng thắt ruột khi nhìn chân dung lũ
hôn quân như đám vương hầu đời Tam Triều. Người ta phải nghiến răng lúc
nhìn bọn tiếm ngôi và phản tặc, nhưng lặng người cảm phục trước những
bậc sỹ phu học giả lớn lao. Người ta chiêm ngưỡng những bậc tử vì đạo
lòng dạ sáng như gương, và than thở ngậm ngùi trước bọn quân thần bội
bạc. Người ta nghi ngại thắc mắc trước lũ gian phu dâm phụ và đám thục
nữ cả ghen, nhưng thấy lòng đầy ngưỡng mộ trước những bậc phu nhân
lương thiện. Mới hay các bức tranh chân dung cũng dạy bảo được người ta
đôi điều ích lợi.
Trích sách Vu Lan, năm 751
[Tào Thực là một nhân tài trong dòng họ phi thường của Tào Tháo, người
lập ra nước Ngụy, một trong ba nước trong thời kỳ Tam Quốc. Tào Thực là
một thi sỹ tinh tế, và cha ông là một nhà thư pháp vĩ đại. Bắt đầu từ đời