Trích đoạn 5.
Thế kỷ 4
Cố Khải Chi
345-411
“NHẬN XÉT VỀ TRANH PHONG CẢNH”
[Đoạn văn sau đây rất đáng lưu ý; thứ nhất vì nó cổ kính, thứ hai là vì người
viết là một danh họa vĩ đại chuyên vẽ tranh nhân vật và phong cảnh có tác
phẩm vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Bạn đọc hãy tưởng tượng
như đang đứng trước một bức tranh cuốn trục được mở ra theo chiều ngang
và chia làm ba phần, phần thứ nhất bắt đầu từ bên trái, tượng trưng cho phía
Đông.]
Khi mặt trời chiếu sáng một trái núi, phía lưng núi nên vẽ có bóng râm.
Ta sẽ có một đám mây huy hoàng ở phía Tây, hắt ánh sáng sang phía Đông.
Vào một ngày sáng sủa quang đãng, trời và nước đều xanh như nhau, với
những chấm sáng lấp lánh bên trên và bên dưới. Ta phải làm rõ những
khoảng cách của các trái núi phía Tây. Triền dốc của chúng vươn dần lên từ
phía Đông. Nửa chừng triền dốc ấy, ta vẽ năm sáu tảng đá, hình dạng như
những đám mây cô đặc, mọc vươn lên cao từ mỏm đất tròn trịa, sao cho
chúng tạo được dáng đang vặn mình của một con rồng. Một ngọn núi cao
vút lên, trong khi các đỉnh núi thấp hơn nhấp nhô chạy theo, khiến cho mắt
ta bị hút mãi lên phía trên. Rồi đến một đỉnh núi hoa cương nhô lên. Nó đối
diện với một ngọn núi nhọn sắc ở phía Đông, còn về phía Tây, nó dẫn đến
một bờ vực nhuốm sắc điều nhìn xuống một hẻm suối sâu. Khi vẽ bờ vực
này, ta phải tả được hết vẻ lớn lao khủng khiếp của nó. Một Đạo sỹ ngồi
trên một tảng đá ở đó, tập hợp quanh mình một nhóm đồ đệ. Bóng đổ của
các tảng đá tưởng chừng cũng là đồ đệ quanh ông. Dưới hẻm suối, hay nhất
là vẽ vài cây đào mọc hai bên bờ. Đạo sỹ phải vẽ ra người gầy gò xương
xẩu, vẻ mặt xa xôi, đang nhìn đám đồ đệ và chỉ xuống rặng đào đang ra hoa
dưới hẻm suối. Trong đám đồ đệ, sẽ có hai người đang nghiêng người bên
bờ vực để nhìn xuống hẻm suối sâu, vẻ mặt sợ đến toát mồ hôi. Sẽ có
Vương Lăng đang bình thản trả lời các câu hỏi, và Triệu Thịnh đang nhìn