HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 35

một hẻm suối nữa, trông thấy rõ nước suối trong veo chảy ra ở đáy hẻm.
Một con hổ trắng, phủ phục trên một tảng đá, sẽ được ta vẽ bên ngoài vách
đá của vực. Tiếp đó, quang cảnh bất thần ngắt quãng vào không trung.

Như vậy, một dãy núi sẽ có ba phần tất cả. Mặc dù ba đoạn núi đó trải

trên một khoảng cách rất lớn, bố cục vẫn phải chặt chẽ, và xứng hợp với
tình thế mô tả trong tranh. Nếu thấy được, có thể vẽ thêm chim chóc và cầm
thú. Trên mặt nước của dòng suối phía dưới có phản chiếu các quang cảnh
bên trên. Phải vẽ một dải sương mù ở chân núi, trải rộng lên trên quãng một
phần ba trái núi, giăng ngang suốt bức tranh.

“Họa Xuân Đài Sơn Chí” – theo bản trích lục của sách Ly Đài Minh Họa

Chí

[Nhờ có sách Ly Đài Minh Họa Chí, bản văn trên mới được lưu truyền cho
đến nay, cũng như các đoạn văn khác của Cố Khải Chi như bài Bình luận về
các Danh họa đời Ngụy và Tấn. Bài Bình luận này nói chung có nhiều phê
phán, vì họ Cố viết với tư cách một danh họa chuyên nghiệp, luôn đưa ra ý
kiến nên vẽ thế này nên vẽ thế kia. Họ Cố nổi tiếng vì ý tưởng “ba điều
không thể so sánh được” của ông. Nghĩa là tranh vẽ không thể so sánh,
thiên tài không thể so bì, và ngu dốt không thể so đo. Có lần ông nhờ Huấn
Toàn, một nhà sưu tầm danh tiếng, giữ hộ một hộp tranh. Họ Huấn lén mở
đáy hộp lấy trộm mấy bức, nhưng không chịu nhận là mình lấy. Họ Cố chỉ
bảo: “Tranh của ta sống động quá, có bức đã hóa thần và bay đi rồi.” Cố
Khải Chi viết văn dùng nhiều thành ngữ lạ, thường ghép các từ ngữ thông
dụng để gợi nên các ý tưởng cổ quái, có nhiều đoạn cho đến nay vẫn không
thể có ai giải hết được nghĩa.
Ngoài bài Bình luận nói trên, với một đoạn văn khác rất khách quan về một
vài điểm kỹ thuật cũng của Cố Khải Chi, đây là đoạn văn duy nhất còn lưu
truyền mà tác giả là một trong ba nhà danh họa vĩ đại của thời Lục Triều
(Cố Khải Chi, Lục Thám Vi, và Trương Tăng Dụ). Nó quan trọng ở chỗ đã
trình bày rõ ý tưởng thiết kế và hình thành một bức tranh của họa sỹ. Ba
danh họa này, cùng với Triển Tử Kiền, đã phát triển thể loại tranh nhân vật
và phong cảnh trong giai đoạn trước nhà Đường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.