Trích đoạn 6.
Thế kỷ 5
Tông Bính
375-443
NIỀM VUI TRONG HỘI HỌA
Bậc hiền giả có Đạo và đối vật tiếp xử theo Đạo, còn kẻ thông thái giữ
lòng tinh khiết để vui hưởng cái hình thể của muôn vật. Phàm sông núi đều
có hình thể, mà lại khiến tinh thần phải khao khát muốn biết chúng ẩn chứa
những gì. Cho nên các bậc tiền bối như Hoàng Đế, Nghiêu, Khổng Phu Tử,
Đại Vĩ, Từ Dụ và Cố Chu thảy đều có thú ngao du sơn thủy, đã đi khắp các
núi Củng Động, Chư Tử, Mão Kiều, Chi Giao và Đại Mông. Cho nên bảo
rằng người quân tử và kẻ thông thái đều yêu cái thú ngao du sơn thủy là
vậy. Bậc hiền giả sống theo Đạo, còn kẻ thông thái biết được Đạo. Sơn thủy
nâng đỡ tinh thần nên người quân tử biết vui với chúng. Hai việc đó chẳng
phải cũng là một hay sao?
Ta nâng niu những kí ức về những ngọn núi Lư Sơn và Hằng Sơn, và
luôn nhớ những vực sông ở Kinh Châu. Nhờ vậy mà tuổi đã cao mà tinh
thần ta vẫn trẻ. Tiếc thay, ta không thể hóa thân mà đi để lại được đứng bên
những dòng sông ở Thạch Miên nữa. Cho nên ta tìm đến hình thể trong
tranh vẽ, bày đặt màu sắc và tạo dựng mây mù trên núi. Này, một chân lý do
ai đó tìm ra từ rất lâu rồi mà ngàn năm sau vẫn có người hiểu được. Rồi chỉ
một vài nét bút trên trang sách mà gợi được cả một ý tưởng, đem lại cả một
nhận thức. Mà còn gì đúng hơn thế trong tranh, với hình gợi hình, màu gợi
màu, làm sống lại những gì ta đã từng say ngắm và tràn ngập trong lòng.
Hãy xem một trái núi lớn như núi Côn Lôn, và hãy xem đồng tử trong
mắt ta nhỏ bé thế nào. Để một vật gì đó trước mắt, cách độ một hai thốn, ta
sẽ chẳng thấy được nó. Nhưng để nó ra xa vài dặm, nó sẽ hiện lại trong mắt
ta chỉ bé chưa đầy vài thốn. Đó là vì càng ra xa thì mọi vật càng có vẻ nhỏ
lại. Hãy nhìn một cảnh thật xa qua một khung lụa vẽ, và hình dạng núi Côn
Lôn và Lang Chung sẽ thu nhỏ lại chỉ bằng vài thốn trong tranh. Phàm vài