Tông Bính cũng không chịu ra làm quan. Ông là người cùng thời với Đào
Uyên Minh (365-427), nhà thơ tiêu biểu nhất cho tình cảm ân hưởng và tinh
thần tri túc của cuộc sống thôn dã mộc mạc.
Song hành với sự phát triển của thể loại tranh phong cảnh là trào lưu phê
bình hội họa và sự thức tỉnh của ý thức thẩm mỹ trong các thế kỷ 4 và 5.
Cuộc xâm lăng và cai trị của các bộ tộc ngoại lai ở miền Bắc diễn ra cùng
lúc với sự phát triển cao của văn hóa và nghệ thuật ở miền Nam sông
Dương Tử, chủ yếu quanh vùng Thượng Hải và Nam Kinh. Vương Hi Chi,
ông hoàng thư pháp, đã thành danh trong những năm 321-379; Thẩm Việt
(441-513) đặt luật lệ cho “thơ Đường”; Tạ Hách (khoảng 490) đặt ra “Lục
Pháp” (6 kỹ thuật) của hội họa, và Chung Ưởng (đầu thế kỷ 6) đưa ra các
tiêu chí để đánh giá thưởng ngoạn thơ ca.]