HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 38

thốn cao có thể diễn tả ngàn trượng, vài thước dài thành trăm dặm đường.
Cho nên người xem tranh không hề bị kích thước làm vướng bận, điều đáng
quan tâm là hình tượng được vẽ khéo đến đâu mà thôi. Cũng là cái lẽ tự
nhiên phải thế. Có như vậy, những làn thu thủy nét xuân sơn kia của núi
sông, và tất thảy các vẻ đẹp của vũ trụ mới có thể được thu vào một bức
họa. Cái chân tướng của vạn vật khiến cho mắt ta say đắm và lòng ta xúc
động, nếu khéo tái hiện lại trong tranh cũng sẽ khiến cho người xem bức
tranh đó say sưa và xúc động như khi được đứng trước cảnh thật vậy. Đối
diện một bức tranh, một khi đã cảm được cái thần của nó, thì sẽ nhận ra cái
chân tướng trong tranh, và ngộ được đúng thần khí của cái chân tướng đó.
Chẳng phải xem tranh cũng hay như được đứng giữa cảnh thực đó hay sao?
Vả lại, thần khí không có tượng riêng của nó, mà nương vào tượng của
muôn vật. Lý của vạn vật có thể được phát hiện qua mối tương quan sáng
tối. Nếu những điều này được thể hiện thật điêu luyện trong tranh, chúng
đều thành hiện thực cả.

Cho nên trong đời ta, mỗi khi được thư thái, ta đều uống rượu hoặc gảy

đàn, rồi một mình ngồi ngắm một bức tranh. Ngay giữa chốn phồn hoa
đông đúc, ta vẫn có thể lang thang du ngoạn trong cõi u tịch hoang vu của
thiên nhiên, nơi những ngọn núi vươn cao, mây trời và rừng rậm trải dài tít
tắp. Ta gặp lại các bậc hiền giả và thông thái tự ngàn xưa, và những điều thú
vị của cuộc đời thấm dần và tràn ngập lòng ta. Còn mong gì hơn thế nữa?
Ta đang vui hưởng chính mình, còn dám mong gì thêm nữa?

“Vài lời dạo đầu về tranh phong cảnh”

Trích lại từ sách Ly Đài Minh Họa Chí

[Có hai bài do hai danh họa của thời kỳ này viết về tranh phong cảnh và hầu
như giống hệt nhau về mặt tình cảm; bài này là một, và bài nữa của Vương
Vi. Bài của Tông Bính được giới lịch sử mỹ thuật đánh giá là bài viết khai
sinh cho thể loại phong cảnh, là thể loại phổ biến áp đảo tất cả các thể loại
khác trong lịch sử hội họa Trung Quốc. Thú ngao du sơn thủy và vui hưởng
phong cảnh như trong bài này mô tả là tinh thần đạo Lão, gắn liền với thi
nhân và ẩn sỹ, những người chán ghét cảnh phú quý quan trường. Bản thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.