Trích đoạn 3.
Thế kỷ 3 trước CN
Hàn Phi
?-234 trước CN
“VẼ MA QUỶ DỄ NHẤT”
Có người khách vẽ bình phong tre cho vua Chu. Ba năm mới xong. Nhà
vua xem, chỉ thấy những vệt sơn loang lổ trên mặt tre, bèn nổi giận. Người
vẽ nói, “Xin cho xây một bức tường cao mười bản, trổ một cửa sổ rộng tám
thước, đặt các bình phong kia vào cửa sổ đó lúc mặt trời mọc mà xem.” Vua
Chu làm theo, thì thấy thiên hình vạn trạng những rồng, rắn, cầm thú và
ngựa xe, thảy đều hoàn chỉnh. Nhà vua rất hài lòng. Ngẫm ra thì thấy bức
tranh tre này thật là một kỳ công, nhưng cái dụng của nó thì cũng chỉ như
một bức bình phong sơn mài bình thường mà thôi.
Trích đoạn Ngoại Trữ Thuyết.
[Hàn Phi là một người theo chủ nghĩa công dụng.]
Một người bạn đang vẽ tranh cho vua Tề. Vua hỏi, “Vẽ cái gì khó nhất?”
Anh ta đáp, “Chó, ngựa.”
“Còn vẽ cái gì dễ nhất?”
“Ma quỷ. Phàm chó ngựa thì mọi người đều biết, sớm tối thấy trước mắt,
không thể vẽ đại khái, cho nên khó. Còn ma quỷ chưa ai thấy bao giờ, cho
nên muốn vẽ sao thì vẽ, thành ra dễ.”
Trích đoạn Ngoại Trữ Thuyết.
[Hàn Phi là triết gia có tiếng nhất của phái Pháp Gia. Ý tưởng cho rằng vẽ
ma quỷ dễ hơn vẽ chó ngựa cũng thấy có trong Hoài Nam Tử (thế kỷ 2
trước CN) và trong các văn cảo cuối thế kỷ 2 sau CN, ví dụ như trong sách
của Trương Hàng. Trước khi chế tạo ra giấy, sách được làm bằng các thẻ
tre. Từ đời nhà Chu đã biết dùng sơn mài rộng rãi. Trang Tử cũng từng là
một viên quan coi vườn cây sơn. Tranh sơn dầu không có ở Trung Quốc
thời cổ, nhưng Hoàng đế Huy Tông (nhà Tống) đã có lần dùng sơn mài vẽ