Vài mẩu giai thoại
Diêm Lập Bản. Một hôm, Diêm Lập Bản (thế kỷ 7) người đời Đường đến
Thanh Châu xem một bích họa của Trương Tăng Dụ (cuối thế kỷ 6) rồi tự
nhủ, “Thật không xứng với danh tiếng của ông ta.” Ngày hôm sau, ông trở
lại xem nữa, rồi nói, “Dù sao, cũng có thể ngang hàng với các danh họa cận
đại.” Hôm sau nữa, ông lại đến xem, lần này thì thốt lên: “Bây giờ ta mới
hiểu! Quả là danh bất hư truyền!” Rồi không thể rời mắt khỏi nó, ông bèn
nằm ngồi ngay dưới bức bích họa ấy hàng chục ngày liền, mãi mới dứt áo
ra về.
Ngô Đạo Tư. Trong thời Khai Nguyên (713-741), đại tướng Bạch Vân
phải làm tang lễ cho cha mẹ, đến gặp Ngô Đạo Tử xin vẽ cho một vài hình
ma quỷ lên các bức tường trong điện Thiên Cung ở Lỗ Giang để làm vật
dâng tế. Ngô Đạo Tử nói: “Tôi không vẽ đã lâu. Nếu tướng quân thực sự
muốn có tranh, xin hãy cho xem vài đường kiếm, may ra tôi lại được hứng
khởi mà vẽ được chăng.” Y lời, vị đại tướng cởi bỏ ngay tang phục, mặc
quần áo thường, nhảy lên ngựa phóng như bay, tiến, thoái, xoay tròn, rồi bất
thần tung thanh bảo kiếm lên không trung cao tới vài trăm trượng, rực sáng
trên trời như những tia sét. Khi lưỡi kiếm rơi xuống, ông đưa bao ra đỡ,
lưỡi kiếm chui gọn vào bao như cầm tay mà tra vào vậy. Mấy nghìn người
đứng xem bàng hoàng không nói được lời nào. Ngô Đạo Tử bèn lấy bút và
bắt đầu vẽ lên tường. Những hình vẽ ấy cứ thay nhau hiện ra như là những
vật có sống, khiến ai nhìn thấy cũng phải nao lòng thổn thức. Trong đời
Ngô Đạo Tử, đó là những giây phút viên mãn nhất của ông vậy.
Chu Phương. Chu Phương đời Đường giỏi viết văn và vẽ tranh. Xuất
thân nhà quan lại, ông đánh bạn với nhiều công hầu trong triều đình. Anh
trai ông là Hạo, một kỵ mã và cung thủ giỏi, từng theo tướng Quách Thư
Hán đi chinh phạt Tây Vực, lập công trong trận đánh chiếm thành Thạch
Bảo và được cất nhắc làm tướng cai quản toàn bộ quân cấm thành. Đức
Tông Hoàng Đế (780-804), lúc đang cho xây Trương Minh Điện có bảo
Hạo rằng, “Ta nghe nói em trai ngươi là họa sỹ giỏi. Nay ta muốn vẽ mấy
bức bích họa trong điện này, ngươi hãy nói cho nó biết.” Vài tháng sau, nhà