HỒI KÝ CHIẾN TRANH - Trang 11

không muốn thiết lập quan hệ với chúng tôi nữa; và Ý sẽ đinh ninh rằng dù
họ có làm gì đi chăng nữa thì chúng tôi cũng sẽ không áp đặt bất kỳ giới
hạn nào đối với dã tâm của họ. Cuối cùng, từ quan điểm đạo đức, tôi thấy
thật tệ hại khi khiến đất nước này tin rằng nếu chiến tranh xảy đến thì điều
cốt yếu là làm sao để chiến đấu càng ít càng tốt.

Thú thực, từ lâu tôi vẫn quan tâm tới triết lý hành động, động lực và

việc sử dụng quân đội của nhà nước cũng như mối quan hệ giữa chính phủ
và Bộ Chỉ huy. Thực ra, tôi cũng đã trình bày quan điểm của mình về
những vấn đề này qua các cuốn sách Sự chia rẽ của kẻ thù, Lưỡi gươm
cùng một số bài viết trên tạp chí. Tôi đã nhiều lần diễn thuyết trước quần
chúng, chẳng hạn tại Trường Đại học Sorbonne, về việc chỉ đạo chiến
tranh. Nhưng vào tháng Giêng năm 1933, Hitler trở thành kẻ thống trị đế
quốc Đức. Kể từ thời điểm đó, mọi việc diễn biến dồn dập. Nếu không có
người nào khởi xướng điều gì để đối phó với tình thế này, tôi cảm thấy
mình có nghĩa vụ phải đứng lên kêu gọi công luận và đưa ra kế hoạch riêng
của mình. Song vì việc làm này có thể có những hệ quả không hay nên tôi
đành trông chờ tới ngày ánh đèn trên sân khấu chính trị chiếu vào tôi. Thực
khó khăn để đi đến quyết định này sau 25 năm sống trong kỷ luật của quân
đội.

Qua cuốn sách nhan đề Hướng tới quân đội chuyên nghiệp, tôi đưa ra

kế hoạch và các ý tưởng của mình. Tôi đề xuất cấp tốc xây dựng một đạo
quân cơ động và tấn công, được cơ giới hóa và trang bị thiết giáp; với thành
phần là những người được tuyển chọn kỹ lưỡng, đạo quân này sẽ bổ sung
cho các đơn vị quy mô lớn lấy từ nguồn quân động viên. Năm 1933, tôi bắt
đầu bằng việc viết một bài báo đăng trên tờ Tạp chí chính trị và nghị viện.
Vào mùa xuân năm 1934, tôi cho ra mắt cuốn sách trên, trong đó tôi trình
bày lý do cũng như quan niệm của mình về việc xây dựng đạo quân này.

Tại sao? Trước tiên, bàn về cách bố trí phòng vệ của Pháp, tôi chỉ ra

rằng các yếu tố về địa lý (vốn tạo điều kiện cho kẻ thù xâm lược vào lãnh
thổ qua hướng bắc và hướng đông bắc), về bản tính dân tộc Đức (vốn thiên
về những tham vọng to lớn, luôn thôi thúc họ hướng về phía tây với đích
đến là Paris qua nước Bỉ), và về đặc tính của dân tộc Pháp (vốn luôn khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.