ít vốn. Năm 1980, ngân hàng này lại đệ đơn xin cấp giấy phép.
Một lần nữa, MAS không chấp nhận vì uy tín quốc tế của nó
thấp.
BCCI không đầu hàng. Năm 1982, Van Oenen, người từng
giúp chúng tôi thiết lập thị trường đồng đôla châu Á đã đề nghị
xem xét đơn xin của BCCI. Koh Beng Seng với cương vị giám đốc
phụ trách các thể chế tài chính và ngân hàng của MAS đã được
vài nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương cho biết họ có những
nghi ngại về BCCI. Vì vậy khi Van Oenen gặp tôi, tôi quyết định
tốt nhất là nên ủng hộ Koh Beng Seng.
Không nhụt chí, BCCI thử lại lần nữa, lần này thông qua
Harold Wilson. Có điều gì đó khác lạ về lá thư của ông ta. Thói
quen của ông ta là ký tên bằng chữ viết tay “Yours sincerely
Harold”. Lần này, chữ “Yours sincerely” được đánh máy và ông
ta ký tên “(Harold) Wilson of Rievaulx”. Tôi cho rằng ông ta viết
chiếu lệ trong trạng thái bị bạn bè ép buộc.
Những hoạt động không trung thực của BCCI dẫn đến những
tổn thất to lớn cho các ngân hàng khác. Khi nó bị đóng cửa vào
tháng 7/1991, những người gửi tiền và các chủ nợ đòi bồi
thường 11 tỷ đôla Mỹ. Singapore tránh được tổn thất vì chúng
tôi đã từ chối vi phạm các chuẩn mực.
MAS cũng từ chối cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng
Quốc gia Brunei. Đây là ngân hàng do một thương gia nổi tiếng
người Hoa ở Singapore tên là Khoo Teck Puat quản lý. Khoo mua
Ngân hàng Quốc gia Brunei và sắp xếp để anh trai quốc vương
nước này là ông hoàng Mohamed Bolkiah, lấy tư cách chủ tịch
ngân hàng, viết đơn xin MAS thành lập chi nhánh ở Singapore.
Sau đó vài tháng, chúng tôi nhận được một lá thư khác thông
báo cho chúng tôi rằng em trai của ông ta là ông hoàng Sufri
Bolkiah đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch điều hành. Vì rõ