HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 354

tại bang quê hương của Hussein. Othman truyền mối ác cảm
của ông ta đối với Singapore cho Hussein, và Hussein đã kể lại
cho tôi nghe những lời phàn nàn của Othman như sau: Chúng
tôi đã gây ra tình trạng thiếu công nhân trong các nhà máy của
họ bằng cách thu hút công nhân đến làm việc ở Singapore với
đồng lương cao hơn; các chủ cửa hàng ở Johor Bahru thua lỗ do
sự cạnh tranh từ vùng Woodlands New Town của chúng tôi.
(Vào những năm 90, khi một đồng đôla Singapore ăn giá hơn 2
ringgit, họ lại phàn nàn rằng người Singapore đã lũ lượt kéo đến
các cửa hiệu của họ gây ra tình trạng tăng giá đối với người địa
phương).

Luận điệu ngớ ngẩn nhất của các menteri besar được Hussein

lặp lại là phân heo từ các trang trại của chúng tôi đang làm ô
nhiễm eo biển giữa Johor và Singapore. Và thật quá quắt khi họ
nói rằng việc khai hoang đất đai ở bờ biển Bắc của chúng tôi đã
gây ra lũ lụt cho các làng vùng duyên hải phía nam của họ ở
vùng Tebrau. Tôi thận trọng giải thích rằng việc khai hoang đất
đai ở bờ biển Bắc Singapore không thể gây ra lũ lụt ở Johor; về
mặt thủy văn học thì điều này là không thể. Và sự ô nhiễm vì
phân heo thì không thể xuất phát từ Singapore bởi vì tất cả
những chất thải ra của chúng tôi đều được giữ lại ở sông và các
sông của chúng tôi đều có đập ngăn để tạo ra các hồ chứa ở cửa
sông, chúng tôi lại có những biện pháp chống ô nhiễm nghiêm
ngặt để nước ở đó có thể uống được. Ông ta chấp nhận cách giải
thích của tôi.

Bất chấp những mối quan hệ thân tình giữa tôi với Hussein,

người Malaysia vẫn tiếp tục thực hiện một loạt các biện pháp
mà họ cho rằng sẽ làm cho kinh tế của chúng tôi phát triển
chậm lại. Trước hết, chính quyền bang Johor cấm xuất khẩu cát
và than bùn. Sau đó chính phủ liên bang lại quy định rằng kể từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.