Âu”. Nước Đức sẽ không chấp nhận bảo hộ mậu dịch và ông tin
là công nghiệp Đức sẽ có thể cạnh tranh được với Nhật Bản.
Tôi bày tỏ mối lo ngại là sự thống nhất Đức sẽ tiêu tốn rất
nhiều nguồn tài nguyên, năng lượng và sức người và sẽ chẳng
còn lại bao nhiêu cho khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông
cam đoan với tôi rằng ông sẽ vẫn tiếp tục lưu tâm đến Đông Á.
Ông ta là người nhận thức sâu sắc nhất rằng một nước Đức
thống nhất, với khoảng 20 triệu dân Đông Đức cộng thêm 60
triệu dân Tây Đức, sẽ phải khiến cho các nước láng giềng kiêng
nể. Ông nói rằng mọi người đều muốn một nước Đức thống
nhất duy trì chỗ đứng trong NATO, và mặc dù động cơ của việc
mong muốn điều này của họ không phải luôn luôn mang tính
“thân thiện”, nhưng kết quả cuối cùng là khả quan: “Châu Âu
hợp nhất và nước Đức thống nhất là hai mặt của một tấm huân
chương.”
Ông cũng có những quan điểm mạnh mẽ tương đương về
Trung Quốc. Có rất nhiều kẻ ngốc nghếch ở Cộng hòa Liên bang
Đức muốn cô lập Trung Quốc vì vụ Thiên An Môn. Đó là một
phương án sai lầm. Ông nhất trí với các chính sách của
Singapore trong việc quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc
muốn có một chỗ đứng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, nơi có số
sinh viên Trung Quốc đông nhất so với các nước khác ở châu Âu
và họ sẽ là những nhân vật hiện đại hóa tương lai của Trung
Quốc.
Không giống Pháp, các ngành công nghiệp và ngân hàng Đức
tích cực hoạt động với Singapore và khu vực từ những năm đầu
thập niên 70, rất lâu trước thời gian Thủ tướng Kohl tăng cường
mối quan tâm cá nhân của mình. Sau người Hà Lan, người Đức
là nhà đầu tư châu Âu lớn nhất ở Singapore và là đối tác thương
mại châu Âu lớn nhất của chúng tôi. Kohl thăm Singapore vào