nhiều nước để rút ra các yếu tố tích cực về việc các nước khác đã
điều khiển nền kinh tế của họ như thế nào. Tôi nghĩ thật là
thảm hại cho một nước lớn như Liên Xô lại nói đến vấn đề học
hỏi về nền kinh tế thị trường từ các nước khác vào giai đoạn
cuối của sự suy sụp.
Cuộc gặp gỡ của tôi với Tổng thống Mikhail Gorbachev bị
đình lại nhiều lần vì ông đã bị kéo vào một loạt các cuộc thảo
luận căng thẳng về bước kế tiếp tiến vào nền kinh tế thị trường.
Các viên chức lễ tân của Liên Xô tỏ vẻ hối tiếc nhưng tôi nói với
ngài đại sứ là đừng lo lắng. Chúng tôi đang chứng kiến sự kết
thúc của một đế quốc. Tôi đã có dịp nhìn thấy một lần trước đây,
đó là sự sụp đổ của đế quốc Anh vào tháng 2/1942 khi Nhật
xâm chiếm chúng tôi. Tôi được đưa đến văn phòng của ông tại
điện Kremlin khi ông tách ra được khỏi một trong các cuộc họp
lê thê để gặp tôi nửa giờ đồng hồ. Tất cả các nghi lễ được đặt
sang một bên vì chúng tôi gặp nhau trong một nhóm nhỏ, ông
ta cùng với một trợ lý và một thông dịch viên, còn tôi có Phó
Thủ tướng Goh Chok Tong và Bộ trưởng Ngoại giao Wong Kan
Seng.
Ông không chắc bước kế tiếp của mình là gì để giải quyết các
vấn đề nan giải này. Tôi tự nghĩ rằng ông đã mắc phải sai lầm
nghiêm trọng là công khai hóa (glasnost) trước khi cải tổ
(perestroika). Đặng Tiểu Bình đã khôn ngoan hơn khi tiến hành
ngược lại. Gorbachev trông có vẻ trầm tĩnh, lặng lẽ và chân
thành khi ông bảo rằng mỗi quốc gia là đơn nhất và không một
nước nào được thống trị quân sự trên nước khác. Ông ta nói
rằng Liên Xô đang bước đầu cải tổ nên có nhiều vấn đề phải lựa
chọn, cả về kinh tế lẫn chính trị, và nên tiến lên như thế nào.
Liên Xô đã bắt đầu cải tổ từ năm 1917 nhưng đã không tìm ra
được con đường mà họ mong muốn. Bây giờ, ông đang cố gắng