thù. Đó là thời điểm mà Mỹ muốn giảm bớt sự có mặt của họ ở
Đông Nam Á và Singapore đã không còn hữu ích như trước đây.
Nhiều người Mỹ đã cho rằng với sự sụp đổ ở Liên Xô, thì chế
độ cộng sản của Trung Quốc cũng sẽ không tồn tại và rằng trách
nhiệm đạo đức của Mỹ là cáo chung chế độ đó. Có hai cách: cách
thứ nhất, được Tổng thống Bush ủng hộ, là khuyến khích thay
đổi dần dần thông qua quá trình thực hiện cam kết mang tính
xây dựng; cách thứ hai, được Quốc hội Mỹ ưu ái, là áp đặt sự
trừng phạt và gây sức ép kinh tế và chính trị đối với vấn đề nhân
quyền và cải cách chính trị. Bush đã áp đặt sự trừng phạt đối với
Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn đồng thời chẳng bao lâu sau
phải chịu sức ép để phủ nhận quy chế Tối huệ quốc (Most
Favored Nation – MFN) đối với hàng hóa của Trung Quốc nhập
khẩu vào Mỹ. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phủ nhận quy
chế Tối huệ quốc đối với Trung Quốc cho đến khi vấn đề nhân
quyền của họ được cải thiện. Bush bác bỏ Nghị quyết và điều
này trở thành nghi thức phải thông qua hàng năm.
Việc khuyến khích nhân quyền và dân chủ luôn luôn là một
phần trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đồng thời, trong suốt
cuộc Chiến tranh lạnh, mối quan tâm chiến lược chung trong
việc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông
Nam Á đã hình thành tiếng nói chung trong các mối quan hệ
song phương. Singapore có nhiều khác biệt với chính quyền
Carter về vấn đề nhân quyền và dân chủ, với chính quyền
Reagan và Bush trên những vấn đề về tự do báo chí, nhưng
những khác biệt này không dẫn đến thái độ khiêu khích và
chống đối.
Ví dụ như việc Patricia Derian, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn
đề nhân đạo và nhân quyền của chính quyền Carter gặp tôi vào
tháng 1/1978 để thôi thúc bãi bỏ tình trạng bị cầm tù mà không