HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 811

đề ai đóng thuế gì và ai được hưởng khoản trợ cấp nào về y tế,
nhà ở và giáo dục. Sau khi cân bằng những lợi ích cạnh tranh
cục bộ, họ lại đối diện với một vấn đề khó hơn là xác định các lợi
ích tập thể cơ bản và đấu tranh vì các lợi ích đó, không phải với
tư cách là một quốc gia độc lập tách biệt mà là một Đặc khu
Hành chính thuộc Trung Quốc. Vì người dân ở Hong Kong
không xác định mình là người Trung Quốc nên nhiệm vụ này
khó khăn gấp bội. Trả lời những câu hỏi trong thăm dò bầu cử,
những người sinh ở đại lục nói họ là người Trung Quốc Hong
Kong, ngược lại những người sinh ở thuộc địa này thì gọi mình
là người Hong Kong. Khi chính quyền Đặc khu Hành chính đề
nghị kéo quốc kỳ và hát quốc ca Trung Quốc mỗi ngày trong tất
cả các trường học thì 85% phụ huynh phản đối. Ngược lại, lễ kỷ
niệm lần thứ 10 sự kiện Thiên An Môn lại thu hút khoảng
50.000 người thức trắng đêm cầu nguyện dưới ánh đèn nến. Tôi
ngờ là họ còn sợ điều gì đó có thể xảy ra với họ ở Hong Kong, hơn
là chỉ để nhớ lại vụ Thiên An Môn. Thế nhưng, khi người Trung
Quốc ở đại lục giận dữ phản đối vụ ném bom tòa đại sứ Trung
Quốc ở Belgrade năm 1999, thì chỉ có một nhóm nhỏ người
Hong Kong tổ chức biểu tình bên ngoài tòa lãnh sự Mỹ.

Một quyết định gây tranh cãi của ông Đổng Kiến Hoa là tìm

kiếm sự giúp đỡ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nhằm
đảo ngược một phán quyết của tòa án thượng thẩm Hong Kong.
Một điều khoản trong Luật Cơ bản quy định rằng con của cư dân
Hong Kong sinh ra tại Trung Quốc được quyền nhập cảnh và cư
trú tại lãnh thổ này. Tòa án quyết định những đứa trẻ con cư
dân Hong Kong, kể cả con ngoài giá thú và con cái có cha hoặc
mẹ là người đại lục, nhưng sau đó được thường trú ở Hong
Kong, đều được hưởng quyền cư trú này. Người Hong Kong lo sợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.