Giống như những quốc gia khác, người dân Hong Kong nhận
thấy nhu cầu chủ yếu là sự tồn tại và thịnh vượng của họ. Dân
chúng cảm thấy thất vọng khi thấy chế độ cũ mà trong đó mọi
người đều tích cực làm việc vì mình và hầu như ai ai cũng thành
công này không còn hoạt động, nhưng không thể quay về chế độ
cũ. Sự mong đợi và thái độ đã thay đổi. Họ phải tiến về phía
trước. Chừng nào nền chính trị bầu cử còn không bị ràng buộc
bởi trách nhiệm thì Hội đồng Lập pháp là nơi phô diễn lập
trường chính trị để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới.
Những hứa hẹn của các nhà lãnh đạo chính trị sẽ không bao giờ
được kiểm chứng bởi vì họ không có trách nhiệm thực hiện lời
hứa của họ.
Có hai cách hướng về tương lai. Cách thứ nhất là các nhà lập
pháp cần thực tế hơn và làm việc trong khuôn khổ Đặc khu
hành chính như nó là một phần của Trung Quốc và tỏ ra biết
chấp nhận những lợi ích quốc gia hàng đầu của Trung Quốc;
trong trường hợp đó thì chắc rằng Bắc Kinh sẽ cho phép một
đảng thắng đa số phiếu nắm quyền sau năm 2007, khi hiến
pháp được xem xét lại. Hoặc bằng cách thứ hai là qua quá trình
cọ xát, Bắc Kinh sẽ làm nhụt chí những chính khách cứng đầu.
Người dân Hong Kong cho đến năm 2007 mới quyết định được
hướng đi. Hong Kong của quá khứ đã thành lịch sử; còn tương
lai của nó tùy thuộc vào việc người Hong Kong sẽ hành động
như thế nào để phát triển lợi ích tập thể của họ.
Trong cuộc phỏng vấn một tiếng đồng hồ tại trung tâm hội
nghị quốc tế trước 1.200 khán giả gồm các chính khách, doanh
nhân và giới truyền thông tiêu biểu của Hong Kong, tôi đã phát
biểu rằng điều rõ ràng với họ nếu Hong Kong chỉ là thêm một
thành phố nữa của Trung Quốc thì nó không có giá trị gì đối với
Trung Quốc. Điều làm cho Hong Kong có ích đối với Trung Quốc