uyên bác và có khiếu về ngoại ngữ. Ông ta thông thạo tiếng Nga,
nói được tiếng Anh và tiếng Đức, và có thể trích dẫn
Shakespeare và Goethe. Ông ta nói với tôi ông cũng có thể nói
tiếng Rumani, vì ông ta đã từng làm việc ở Rumani.
Giang Trạch Dân sinh năm 1926 trong một gia đình trí thức
ở trấn Dương Châu, tỉnh Giang Tô. Ông của ông ta là một thầy
thuốc nổi tiếng, còn là thi sĩ, họa sĩ và là nhà thư pháp tài hoa.
Cha ông là con trai cả. Ông có một người chú gia nhập Liên đoàn
Thanh niên Cộng sản lúc 17 tuổi và hy sinh năm 28 tuổi trong
cuộc nội chiến chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc
năm 1939 và được xem là liệt sĩ cách mạng. Khi Giang Trạch
Dân được 13 tuổi, cha ông đem ông cho người vợ góa của người
chú này vì ông ta không có con. Vậy là Giang Trạch Dân có cha
ông là những người cách mạng gốc rất liêm khiết khi ông gia
nhập các nhóm sinh viên cộng sản ở các trường Đại học ở Nam
Kinh và trường Giao Thông ở Thượng Hải.
Ông lớn lên trong một mái ấm đầy sách vở, tranh ảnh và âm
nhạc. Giang Trạch Dân biết hát, chơi piano và thích nghe nhạc
Mozart và Beethoven. Có những khác biệt đáng kể trong thành
tích học tập giữa những người thuộc những tỉnh thành khác
nhau. Giang Tô là “Quận Hồ” của Trung Quốc, nơi mà cả hàng
thiên niên kỷ nay, vị trí tiểu khí hậu dễ chịu của nó đã thu hút
các quan lại về hưu và giới trí thức. Dòng dõi con cháu họ đã
nâng cao trình độ học vấn của dân cư ở đấy. Tô Châu ở tỉnh
Giang Tô từng một thời là kinh đô của một trong những quốc
gia thời Xuân Thu (khoảng 770 đến 476 trước công nguyên) có
một con đường mang tên đường Trạng Nguyên. Trạng Nguyên
là học vị dành cho thí sinh đỗ đầu trong kỳ thi của triều đình
từng được tổ chức ở kinh đô ba năm một lần. Các nhà lãnh đạo