trong suốt cuộc viếng thăm của Gorbachev. Nhiều bài tường
thuật của giới truyền thông phương Tây về biến cố “Lục – Tứ” là
không chính xác.
Chính sách mở cửa ra thế giới và trung thành với chủ nghĩa
xã hội của Đặng vẫn không có gì thay đổi. Vì tôi bày tỏ mối lo
ngại về khả năng chính sách mở cửa này không được lâu dài,
Giang cam đoan với tôi rằng nó sẽ “tăng tốc”. Họ đã quyết định
thoát khỏi hệ thống kế hoạch hóa kiểu Xô Viết. Ông ta đã học ở
Liên Xô hai năm và đã 10 dịp đến thăm đất nước này, vì thế ông
biết những khiếm khuyết trong hệ thống của họ. Trung Quốc
muốn thiết lập một nền kinh tế tổng hợp, kết hợp giữa cái tốt
nhất của nền kinh tế kế hoạch hóa và sự điều tiết của thị trường.
Trung Quốc muốn duy trì tiếp xúc với các nước khác. Họ gặp
khó khăn trong việc để nuôi dưỡng 1,1 tỷ dân. Chỉ để cung cấp
ngũ cốc cho cả đất nước, họ đã phải nỗ lực rất lớn. Là thị trưởng
thành phố Thượng Hải với dân số khoảng 12 triệu người, Giang
nhận ra rằng để cung cấp 2 triệu ký rau mỗi ngày cũng đã khó.
Trong suốt một giờ đồng hồ, ông ta toàn nói về những nhu cầu
khổng lồ của Trung Quốc. Tại bữa ăn tối, cuộc trò chuyện càng
sôi nổi. Ông ta trích dẫn những cặp câu thơ và những vần thơ từ
hợp tuyển thơ lai láng trong trí nhớ của ông được học thuộc từ
khi còn bé. Những lời bình của ông ta có pha chút bóng bẩy văn
chương, nhiều điều vượt quá sự hiểu biết hạn chế của tôi về văn
học Trung Quốc, khiến cho người phiên dịch mệt thêm.
Thay cho hình ảnh một đảng viên cộng sản kiểu mẫu tóc hoa
râm mà tôi mong đợi, tôi lại thấy một vị Chủ tịch Đảng sẵn sàng
nở nụ cười, tóc đen chải thẳng về phía sau, khuôn mặt bành to,
đeo kính, da ngăm, người tầm thước chắc nịch. Ông ta là nhân
vật số một ở Trung Quốc, được Đặng Tiểu Bình chọn để thay thế
Triệu Tử Dương sau biến cố “Lục – Tứ”. Ông ta rất thông minh,