HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 940

Loan và Singapore đồng sở hữu với số cổ phần ít nhiều ngang
bằng nhau. Công ty này sẽ cho thuê bao tàu và máy bay (với
thủy thủ đoàn và phi hành đoàn) với số lượng từ Đài Loan và
Trung Quốc bằng nhau. Sau ba năm, hai đối tác kia sẽ mua lại
hết cổ phần của Singapore. Tổng thống Lý đã tán thành đề nghị
này khi chúng tôi gặp nhau ở Đài Loan vào giữa tháng 9/1994.

Vài ngày sau đó, cụ thể là vào ngày 6/10, tôi gặp Giang Trạch

Dân tại Đại sảnh đường nhân dân. Ông ta đề nghị chúng tôi nói
chuyện theo nhóm nhỏ, cụ thể là ông ta với phó chủ tịch hội
đồng quốc gia của ông ta (phụ trách các vấn đề Đài Loan), tôi với
đại sứ của Singapore, Giang Trạch Dân nói: “Tôi có người phiên
dịch, nhưng để chúng ta không lãng phí thời gian, ông sẽ nói
bằng tiếng Anh, tôi có thể hiểu được. Tôi sẽ nói bằng tiếng Hoa,
ông có thể hiểu tôi. Khi nào ông không hiểu, thì người phiên
dịch của tôi sẽ giúp.” Quả thật, chúng tôi đã tiết kiệm được thời
gian.

Tôi nói Tổng thống Lý đã đồng ý với đề nghị của chúng tôi

song ông ta cho rằng sẽ có rất nhiều khó khăn khi đi vào chi tiết,
vì thế ông ta muốn Singapore sẽ tham gia giải quyết những vấn
đề đó. Ngoại trưởng Đài Loan muốn thiết lập tuyến đường biển
trước. Họ đã chọn một khu đặc biệt ở Cao Hùng làm cảng trung
chuyển hàng quốc tế. Sau khi tuyến đường biển hoạt động
thành công được một năm thì tuyến đường hàng không có thể
bắt đầu.

Giang Trạch Dân nói rằng đề nghị của Thủ tướng Goh chứa

đựng nhiều ý định tốt, nhưng không phù hợp. Không có lý do gì
để hai phía phải ngụy trang khi hợp tác với nhau. Ông ta đã
nghe được những quan điểm tương tự từ nhiều nguồn. Sau đó
ông ta đề cập tới bài trả lời phỏng vấn của Lý Đăng Huy với
Ryotaro Shiba, đăng trên một tạp chí Nhật Bản hồi tháng 4

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.