nhiên họ sẽ phải trở thành một thành viên tuân thủ luật lệ của
cộng đồng quốc tế.
Trong 40 năm qua, tôi đã chứng kiến các quan chức chính
quyền và các nhà điều hành kinh doanh Hàn Quốc, Đài Loan và
Nhật Bản thay đổi. Từ những người bảo thủ, hướng nội và dân
tộc chủ nghĩa, giờ đây họ tự tin và cởi mở với những tư tưởng
của người Mỹ và phương Tây. Nhiều người trong số họ đã được
học hành tại Mỹ và không thù ghét người dân ở đó. Tôi nói lên
điều này không có nghĩa rằng người Trung Quốc tại chính quốc
vốn ý thức được uy thế đại cường quốc đầy tiềm năng của họ sẽ
giống như người Đài Loan. Nước Mỹ có một chọn lựa là làm bạn
hay trung lập thay vì trở nên thù nghịch với họ. Khi đối phó với
một nền văn minh cổ, thật chẳng khôn ngoan chút nào nếu
mong đợi có những đổi thay mau chóng. Khó khăn lớn nhất
giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là Đài Loan.
Đây là phần còn lại không thể lường được của cuộc nội chiến
chưa có hồi kết của Trung Quốc. Đài Loan dưới thời Trần Thủy
Biển, một tân Tổng thống mà Đảng của ông ta chủ trương độc
lập, thì mối hiểm họa của việc tính sai nước cờ của ba bên có liên
quan trực tiếp là Trung Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ gia tăng.
Bất kỳ bước đi sai nào đều có thể làm đảo lộn sự tăng trưởng và
phát triển ở Trung Quốc và Đông Á. Vấn đề này có thể kiềm chế
được nếu hiện trạng này không thay đổi và sự thống nhất sau
cùng là nguyện vọng chung cho cả đôi bên.
Trong khi đó, thông qua WTO, kinh tế Trung Quốc có thể hội
nhập vào phần còn lại của thế giới. Với những mối quan hệ đặt
trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, những am hiểu rập
khuôn về nhau sẽ được thay thế bởi những đánh giá thực tiễn
hơn. Khi kế sinh nhai của người dân Trung Quốc tùy thuộc vào
thế giới thông qua mậu dịch, đầu tư, du lịch và trao đổi công