HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 966

trong nỗ lực xin gia nhập WTO hồi tháng 4 tại Washington. Khi
tôi gặp ông ta ở Bắc Kinh hồi tháng 9, Chu nói tới nói lui rất lâu
vấn đề này. Ông ta không rút lại những lời đề nghị của mình,
nhưng đổi lại cũng cần có những nhượng bộ chính yếu của phía
Mỹ. Bốn ngày sau, trong khi lưu lại Thượng Hải cho cuộc họp
Diễn đàn thịnh vượng toàn cầu, tôi và Henry Kissinger đã thúc
giục Robert Rubin, Bộ trưởng Ngân khố vừa mới từ chức hồi
tháng 7 sau nhiệm kỳ sáu năm xuất sắc, đến bàn với Tổng thống
Clinton. Vài ngày sau đó, tôi trình bày vấn đề này với Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ William Cohen khi ông này sang thăm
Singapore. Cohen, người không cần phải được thuyết phục về
việc Trung Quốc có xứng đáng gia nhập WTO hay không đã đệ
trình kiến nghị này lên Tổng thống.

Sau năm ngày thương thuyết căng thẳng ở Bắc Kinh, Trung

Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa hiệp vào ngày 16/11/1999. Thật
thoải mái, Thủ tướng Chu đến thăm Singapore sau đó nửa
tháng. Ông ta cho rằng cuộc thương thuyết thành công là nhờ
có sự can thiệp của Chủ tịch Giang. Ông ta nói với tôi việc gia
nhập WTO không phải là không có những nguy hiểm của nó,
song nếu các lãnh đạo Trung Quốc không tin tưởng liệu họ có
vượt qua được khó khăn này không thì ông Giang đã không phê
chuẩn việc đó. Nhiệm vụ của Chu là phải thi hành quyết định
của Giang. Những biện pháp đau đớn nhưng cần thiết sẽ bớt
khó khăn khi thực thi bởi vì đây là quyết định gia nhập của vị
chủ tịch.

Đối với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, những cân nhắc mang

tính chiến lược trong việc đạt đến thỏa hiệp này hẳn quan trọng
giống như những lợi ích về mặt kinh tế. Việc Trung Quốc trở
thành thành viên WTO sẽ giúp sắp xếp lại nền kinh tế của họ
nhằm đạt được sự cạnh tranh và tăng trưởng về lâu về dài, tuy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.