mang lại nhiều sự cởi mở và minh bạch hơn. Họ sẽ còn làm cho
Trung Quốc thay đổi thêm nữa trong hai thập niên tới.
Tôi đặt kỳ vọng về sự phát triển của Trung Quốc vào lớp
người giỏi nhất và tinh thông nhất của họ, những người đã học
hỏi, hay đi khắp đó đây trong những năm dễ học hỏi của họ.
Hơn một trăm nghìn người trong số họ hiện đang học ở Hoa Kỳ,
Tây Âu và Nhật Bản. Nhiều nhà lãnh đạo hiện nay là sản phẩm
của cuộc chiến chống Nhật đã cuối tuổi 60, 70 và học lấy văn
bằng sau đại học ở Nga. Tư tưởng của họ không thay đổi nhiều.
Còn nhiều người trong số con cái họ lấy văn bằng tiến sĩ ở các
đại học Mỹ có quan điểm hết sức khác lạ. Phó Thủ tướng Qian
Qichen (Tiền Kỳ Tham), trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, có
con trai là Qian Ning làm việc cho tờ People’s Daily (Nhật báo
Nhân dân) và sau vụ Thiên An Môn một thời gian ngắn, anh ta
đã sang Hoa Kỳ học ngành báo chí ở Ann Arbor. Anh ta đã ở Mỹ
bốn năm và khi trở về, anh ta viết một cuốn sách thẳng thắn bộc
lộ suy nghĩ của mình, được xuất bản và bán ở Trung Quốc. Cách
nhìn của một con người có kiến thức hoàn hảo như thế rất có ý
nghĩa trong việc phản ánh suy nghĩ của thế hệ trẻ hơn ở độ tuổi
ba mươi: “Tôi nhận ra một sự thật đơn giản là người Trung Quốc
chúng ta, ít ra là thế hệ trẻ hơn, có thể có cách sống khác… Một
lần nữa phụ nữ Trung Quốc được giải phóng, những gì mà họ
đánh mất chỉ là những ràng buộc về tập tục, nhưng những gì họ
đạt được là sự tự do.” Tôi nghĩ không chỉ có phụ nữ Trung Quốc
thoát khỏi những ràng buộc sau khi sống ở Mỹ. Những thanh
niên nam nữ ở độ tuổi hai mươi và ba mươi du học ở phương
Tây là những người được trang bị kiến thức tốt nhất nhằm đáp
ứng những nhu cầu cho công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc.
Họ được tiếp xúc với những tư tưởng và kiến thức mới ở những
xã hội khác xa với đất nước họ. Trong hai mươi đến ba mươi