những bữa cơm trưa bàn công việc với khách hàng. Thay vì vậy,
cô ấy trở về nhà dùng cơm với con cái và tiếp xúc gần gũi chúng.
Lúc cô ấy vắng nhà ở lại cơ quan thì cô ấy nhờ những người hầu
lâu năm, tin cẩn người Quảng Đông “đen – trắng”, chăm nom
chúng (gọi “đen – trắng” là do họ mặc quần đen với áo choàng
trắng). Choo dùng một cây gậy phạt bọn trẻ lúc chúng ngỗ
nghịch không vâng lời. Tôi không phạt đòn chúng; một lời
khiển trách nghiêm khắc cũng đủ hiệu quả rồi. Việc tôi có một
người cha dữ đòn đã khiến tôi chống lại cách dùng vũ lực.
Năm 1959, lúc tôi mới nhậm chức Thủ tướng, chúng tôi
quyết định không sống ở Sri Temasek, đây là nơi cư trú chính
thức của tôi ở lãnh địa Istana. Bọn trẻ còn quá nhỏ và chúng tôi
không muốn chúng lớn lên trong môi trường có những người
hầu và người phục vụ cuống quýt lên vì những nhu cầu của
chúng như vậy. Điều này sẽ khiến chúng có một suy nghĩ không
tưởng về thế giới này và địa vị của chúng trong đó. Việc nhìn
thấy chúng lớn lên luôn nhắc nhở tôi về nhu cầu xây dựng một
môi trường sống an toàn và lành mạnh cho con cái chúng tôi.
Cả ba đứa con tôi là Hsien Loong (sinh năm 1952), Wei Ling
(1955) và Hsien Yang (1957) đều học ở trường dạy bằng tiếng
Hoa, đầu tiên là trường mẫu giáo Nanyang, 6 năm kế là Trường
Tiểu học Nanyang. Hai cậu con trai tiếp tục học lên Trường
Trung học Công giáo và sau đó là Đại học đại cương. Ling tiếp
tục ở Trường Nữ Nanyang, rồi đến Học viện Ra es. Chúng đều
giống nhau ở thành tích học tập, đó là giỏi về khoa học và toán,
khá ở môn tiếng Hoa, yếu về vẽ, ca hát, âm nhạc và những công
việc khéo tay.
Chúng tôi đề ra và bọn trẻ cũng đồng ý là chúng phải tự nỗ
lực. Cả ba đứa đều giành được học bổng của Tổng thống trao cho
từ 5 đến 10 sinh viên có bằng A xuất sắc nhất của năm học. Hai