HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 165

C

HƯƠNG

7

Những xung đột đầu tiên với chính phủ

Một buổi chiều năm 1952, một nhóm gồm ba người Malay và
một người Ấn trong đồng phục nhân viên phát thư đến văn
phòng của Laycock & Ong để gặp tôi. Không còn làm việc trong
phòng Laycock nữa, tôi gặp họ ở phòng ngoài – không máy điều
hoà, nóng, ẩm cùng với tiếng ồn ào của xe cộ và những người
bán rong. Những người trong Liên đoàn nhân viên Bưu chính
Viễn thông bảo tôi, họ đã đề xuất một yêu sách về việc xem xét
lại lương bổng cho nhân viên nhưng đến giờ vẫn chưa được giải
quyết, và họ được phép thuê một luật sư để thay mặt cho họ. Tôi
hỏi ý John Laycock liệu có nên nhận vụ này không, bởi nó không
đem lại nhiều tiền. Ông ta bảo tôi nên làm vì để tạo thanh danh,
vì vậy tôi đồng ý mà không đòi hỏi thù lao theo quy định. Việc
tôi nhận vụ này sẽ là một bước ngoặt trong lịch sử nghiệp đoàn
và phong trào đấu tranh hợp pháp của quần chúng. Tôi không
ngờ rằng mình sẽ dẫn dắt các lãnh đạo nghiệp đoàn vào một
cuộc đình công, mà trong vòng hai tuần, đã làm thay đổi tình
hình chính trị. Nó đặt chính quyền thực dân vào thế phòng thủ
và cổ vũ tính chiến đấu của công nhân viên. Nhưng nó cũng tạo
cơ hội cho những người cộng sản tổ chức lại lực lượng ủng hộ
họ.

P. Govindasamy, một nhân viên bưu điện (một chức vụ cao

hơn người đưa thư), tuy không được học nhiều nhưng đã trình
bày ngắn gọn cho tôi về tình hình bằng thứ tiếng Anh tạm được.
Ông ta là một người thích hợp và đáng tin cậy. Sau này ông ta
đắc cử dân biểu ở khu vực bầu cử kế cận của tôi và đã giúp tôi
coi sóc khu của tôi. Việc thương lượng với Sở doanh nghiệp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.