HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 148

Hungary tổ chức đại hội này và Liên minh sinh viên quốc tế ở
London đã mời nhiều nhóm ở Anh tới tham dự. Một số sinh viên
Malaya và Singapore đã nhận lời vì xem đó là một kỳ nghỉ rẻ
tiền, chỉ phải tốn tiền vé xe lửa cho chuyến về. Keng Swee,
Maurice Baker, em trai tôi là Dennis và những sinh viên khác đã
đi. Tuy nhiên, tại đó, Lim Hong Bee và một đảng viên cộng sản
nằm vùng ở Singapore tên là John Eber đã thuyết phục họ lập
thành một nhóm tham gia diễu hành với một biểu ngữ đề hàng
chữ “Malaya Chiến Đấu Cho Tự Do”. Tình báo Anh biết được
chuyện này, và vì họ e rằng một số trong đám thanh niên này
khi về nước có thể trở thành kẻ gây rối, nên họ đã gửi cho Cục
đặc vụ Singapore danh sách những sinh viên này, trong đó có
“K.Y. Lee”. Cục đặc vụ đã tra vấn cha mẹ tôi, nhưng vì ông bà
chẳng biết gì cả, nên họ không thể làm rõ được tình hình. Kết
quả là, giới thẩm quyền không biết rằng người mà họ nghi vấn
ấy chính là em tôi, Dennis hay D.K.Y. Lee, chứ không phải tôi
H.K.Y. Lee.

Nhưng còn có những báo cáo khác trong hồ sơ của họ về tôi

khiến tôi được trở thành người khách cuối cùng trên tàu Willem
Ruys hoàn tất thủ tục chiếu khán. Năm 1981, khi tôi kể lại lịch
sử đời mình vào máy thu băng, một nhà nghiên cứu đã cho tôi
xem tài liệu về một buổi họp ngày 28/6/1950 tại Dinh chính
phủ, trong đó Nigel Morris, Cục trưởng Cục đặc vụ, đã đề nghị
cho câu lưu Choo và tôi ngay khi vừa từ Anh về tới. Tuy nhiên,
R.E. Foulger, viên chỉ huy nha cảnh sát, người đã mời tôi tới
thăm ông ở Devon, đã không đồng ý. Những chi tiết khác còn
cho thấy viên thống đốc, chỉ huy trưởng quân đội và ủy viên thư
ký thuộc địa đã ủng hộ ý kiến của Foulger, họ cho rằng cả hai
chúng tôi đều xuất thân từ những gia đình vọng tộc, phản ứng
của công luận trước việc bắt giữ chúng tôi sẽ rất bất lợi. Thay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.