HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 154

đến độ một buổi chiều ẩm ướt tôi vẫn lái xe đưa Choo đến đó bất
chấp trời mưa. Đến đường Thomson, chiếc Studebaker của tôi
trượt đi, quay ngược lại theo hình chữ U và lăn xuống con dốc
đầy cỏ mềm mại. Tôi và Choo lộn nhào. Thật may, cả hai không
hề bị thương tích gì cả. Nếu chúng tôi trượt khỏi con đường ở
phía trước nữa một chút, chắc hẳn sẽ đâm sầm vào một ống
nước to thay vì lăn xuống con dốc đất mềm này, và mọi chuyện
đã kết thúc.

Tôi rất bất an. Việc tìm hiểu chính trường Singapore khiến

tôi thất vọng, thậm chí còn bực bội nữa. Quyền lực nằm trong
tay viên thống đốc, thư ký thuộc địa và viên chưởng lý. Tất cả họ
sống trong khuôn viên Tòa nhà Chính phủ. Viên thống đốc sống
trong tòa kiến trúc lớn nhất, chính là Tòa nhà chính phủ, viên
thư ký thuộc địa sống trong ngôi nhà biệt lập lớn thứ nhì, còn
viên chưởng lý trong ngôi nhà lớn thứ ba, và viên phụ tá thư ký
và thư ký riêng của thống sứ thì ở trong hai ngôi nhà biệt lập
khác. Điện thoại liên lạc phục vụ năm ngôi nhà này hoạt động
24 giờ một ngày.

Đây thực sự là trái tim của chính quyền. Có một Hội đồng

Lập pháp, nhưng chỉ có 6 trong 25 thành viên của nó là được
bầu ở địa phương. Còn lại là những viên chức Anh và những
người Anh được bổ nhiệm, đứng đầu là thư ký thuộc địa. Năm
1951, số thành viên được bầu tăng lên đến 9, nhưng họ không
có quyền quyết định chính sách. Và cũng không có uy tín gì với
dân chúng – số cử tri đi bầu Hội đồng lập pháp và hội đồng
thành phố thì ít ỏi đến tội nghiệp.

Ông chủ của tôi, John Laycock, là linh hồn hoạt động trong

chính đảng lớn ở đây, đảng Cấp tiến, nhưng lãnh tụ trên danh
nghĩa của nó lại là một luật sư khác, ông C.C. Tan, một người có
dáng vẻ và giọng nói yếu ớt. Những lãnh tụ của đảng hầu hết là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.