HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 155

những sinh viên từng học luật hoặc y tại Anh trong những năm
1930 mới trở về xứ, luôn kính nể những giá trị của Anh. Họ
giống như ông nội tôi – xem mọi thứ của Anh đều là đỉnh cao
của sự hoàn mỹ. Họ không tin vào chính mình, và càng ít tin vào
dân tộc họ.

Patrick O’Donovan, phóng viên Đông Nam Á của báo London

ra ngày chủ nhật, tờ Observer (Người quan sát), khi tôi còn là
sinh viên ở Anh, đã mô tả thế hệ những sinh viên châu Á du học
và trở về trước tôi như những kẻ không đủ khả năng về tâm lý
cũng như tình cảm để đấu tranh vì tự do. Điểm khởi đầu là họ
không thể tiếp quản ngay lập tức và điều hành một quốc gia độc
lập, và cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trước khi họ có thể
làm việc đó. Tôi thấy họ như không có khả năng lên tiếng cho
chính mình, nói chi đến việc đứng lên chống lại người Anh.
Tình hình cũng thế đối với người Ấn Độ từ Ấn, những kẻ đã trở
thành “những lãnh tụ Singapore” nhờ vào quốc tịch Anh của họ
và nhờ khoảng trống quyền lực do cuộc nổi dậy của MCP gây ra.
Người bản xứ duy nhất có tầm vóc là Lim Yew Hock, tổng thư ký
của Liên đoàn thư ký và nhân viên hành chính Singapore.

Các chính khách này diễn thuyết thật uể oải chẳng bao giờ

đụng chạm gì đến quyền lực của người Anh. Họ tự hào quá mức
mỗi khi có phê phán gì đó về các viên chức thuộc địa. Ông bạn
Kenny Byrne mô tả họ như những kẻ “được nuôi dưỡng trong
tinh thần nô lệ”. Kenny về quê trên tàu Willem Ruys cùng tôi,
ông ta làm việc trong ban thư ký chính phủ, và chúng tôi có thể
bày tỏ tâm trạng thất vọng của mình khi tôi đến thăm ông trong
khu cư xá chính phủ sau bữa tối. Ông là một người Á lai Âu cao,
ăn nói từ tốn, đi đứng chậm chạp và nhớ dai những lời lăng mạ
và khinh bỉ dành cho một số nhân viên người Anh như ông
trong ngành dân chính.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.