HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 206

còn là một phần của Các thuộc địa vùng eo biển. Một số người
Anh cũng viết thư cho tờ Straits Times, đe dọa sẽ đấu tranh đòi
bãi nhiệm tôi nếu tôi đắc cử, nhưng viên chức phụ trách bầu cử
chấp thuận cho tôi ứng cử và khuyên các đối thủ rằng việc phản
đối trên cơ sở lưu trú chỉ có thể thực hiện qua một kiến nghị nếu
tôi đã đắc cử.

Sau khi nghe tin về tôi, Keng Swee, lúc đó đã trở qua London,

đã nói lại với Stanley Awbery, dân biểu thuộc đảng Lao động, và
Awbery đã đặt vấn đề này trước Hạ viện. Tháng 3, Henry
Hopkinson, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề thuộc địa phúc đáp
rằng:

“Các sinh viên Malay ở tại Anh trong thời gian chuẩn bị

cho những cuộc bầu cử cấp liên bang sẽ xảy ra khi họ về
nước, nếu không bị tước quyền dân sự vì lý do nào đó, thì vẫn
được đăng vào danh sách cử tri nếu trong thời gian vắng mặt
họ vẫn coi Liên bang Malaya là quê xứ của họ. Đương nhiên
họ cũng được phép ra làm ứng cử viên.”
Tuy ông ta chỉ đề cập tới sinh viên Malaya, nhưng những

người chống đối tôi vẫn quyết định gác lại vấn đề đó. Họ biết
London nếu cần thiết sẽ sử dụng tính hồi tố để điều chỉnh vấn
đề hơn là để xảy ra tranh cãi quanh một quy định đã rõ ràng là
vô lý. Như tôi đã nêu ra vào thời điểm đó, rằng John Ede, sinh ra
và lớn lên tại Anh, vẫn có thể đủ tiêu chuẩn làm dân biểu vì ông
đã lưu trú ở Singapore được bảy năm. Nếu tôi, sinh ra và lớn lên
tại Singapore, và sống suốt đời ở đây trừ bốn năm tại Anh, mà
không đủ tiêu chuẩn thì trái đất này chắc vuông chứ không phải
tròn nữa.

Nhưng đó mới chỉ là rào cản thứ nhất của tôi. Tôi còn gặp

những rắc rối khác khi báo chí tường thuật rằng Lam Tian, đối
thủ người Hoa thuộc đảng Dân chủ, nói rằng tôi không biết đọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.