tiếng Anh của ông ta không đủ giỏi để ông ta thông hiểu hết
khối văn kiện của hội nghị, nhưng như tôi viết cho Chin Chye
vào lúc đó: “Ông ta đang viết những bản báo cáo dài lê thê gửi
về, chỉ có Chúa mới biết gửi cho ai.” Có lẽ ông ta bày tỏ ấn tượng
của mình về con người và đánh giá quan điểm của họ đối với
những vấn đề quan trọng.
Riêng tôi gặp gỡ và dùng bữa với dân biểu Anh, cả Đảng bảo
thủ lẫn Đảng Lao động. Các đảng viên Đảng Bảo thủ có xu
hướng trở thành những mẫu người hung hăng, quan tâm đến
tình hình thế giới nói chung và hoàn toàn khác xa các thành
viên Đảng Lao động, những người có thiện chí và suy nghĩ
nghiêm túc nhưng lại đầy tính địa phương. Tôi có một bữa ăn
đáng nhớ với Fitzroy Maclean và Julian Amery. Maclean nổi
tiếng nhờ những chiến tích thời Đức chiếm đóng Nam Tư, và đã
viết những kinh nghiệm của mình trong cuốn Disputed
Barricades, tôi thấy rất hấp dẫn. Amery cũng có một cá tính
mạnh bạo, và sự quen biết của chúng tôi phát triển thành một
tình bạn. Những người bạn như thế đã thể hiện giá trị rất lớn
trong những năm 60 khi chúng tôi phải củng cố chính quyền ở
Singapore, và thậm chí nhiều hơn thế nữa khi chúng tôi là bộ
phận của Malaysia và bị đe dọa công khai bởi bọn Malay “Ultras”.
(Tôi gọi họ là Ultras, theo cách người Pháp đặt tên cho những kẻ
quá khích ở Algeria.) Việc tôi lưu lại London thì hay và có ích.
Nhưng cuộc hội nghị thì không được như thế.
Ở London, Marshall đã đọc được lời tuyên bố của tôi hồi rời
khỏi Singapore và cho là tôi đang phá hoại ông ta. Ông ta tấn
công tôi kịch liệt trong một lần diễn thuyết trước 200 sinh viên
Malay, cảnh báo họ rằng tôi đang lôi cuốn những “người cộng
sản vào PAP và dọn dường cho những người cộng sản nắm
quyền vào năm 1959”. Nhưng tôi không phải là người duy nhất