HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 272

mà ông ta nhận thấy đang bất đồng với ông ta. Lúc cuộc họp
khoáng đại khai mạc, viên Bộ trưởng thuộc địa, Lennox–Boyd,
vạch ra phương hướng cho toàn thể hội nghị trong bài diễn văn
đanh thép, trầm tĩnh trong đó ông ta làm rõ quan điểm của
người Anh. Đề cập đến cuộc viếng thăm London của Marshall
hồi tháng 12 rồi, ông ta nói vị Tổng ủy viên này đã đi trệch khỏi
sự thỏa thuận đã được đồng ý hồi ấy rằng Singapore sẽ chỉ có
nền tự trị về nội vụ. “Thay vào đó, hiện ông ta mưu cầu sự độc
lập chủ quyền toàn vẹn. Chính quyền Vương quốc Anh đã
không hề được tham khảo mà cũng không đồng ý mở ra những
cuộc thảo luận từ khởi điểm mới mẻ này.”

Marshall không hiểu hàm ý này. Ông ta đã để mình bị cuốn

hút quá sâu vào dòng xúc cảm riêng tư. Trước khi rời Singapore,
ông ta đã tuyên bố công khai rằng sẽ từ chức nếu như ông ta
thất bại trong việc giành lấy độc lập. Vài ngày sau khi đến
London, tôi nhận được một giác thư của ông ta đề ngày 21/4, nó
được phổ biến đến các thành viên của đoàn đại biểu và đến
chính phủ Anh. Marshall đòi hỏi merdeka, tức độc lập, ngay lập
tức. Merdeka, ông ta chỉ rõ, sẽ tập hợp được nhân dân chống lại
cộng sản.

Nhưng Lennox–Boyd không bị ấn tượng và tuyên bố vào

ngày 25/4 rằng trong khi chính quyền Vương quốc Anh sẵn
sàng thực hiện những nhượng bộ quan trọng đối với các nguyện
vọng của Singapore, nó có ý định vẫn giữ quyền “quyết định
cuối cùng” trong vấn đề an ninh nội chính dưới hình thức một
hội đồng bảo an do một cao ủy người Anh giữ chức chủ tịch.

Thay vì đọc những dự báo thời tiết và khóa chặt hầm tàu,

Marshall cứ quyết định giong buồm tiến tới. Ông ta phổ biến
một giác thư mới vào ngày 1/5 cùng một bản dự thảo Điều luật
Độc lập của Singapore. Bởi vì những bản kiến nghị trước đây của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.