muốn ghi nhớ như một lãnh tụ vĩ đại bị chính quyền bù nhìn
bất công giam cầm tạm thời.
Đoán trước được việc SFSWU sẽ bị xóa sổ, ngày 14/2/1957,
những lãnh tụ mới điều đình một hình thức liên kết với một
nghiệp đoàn, và các bộ phận của nó, đã tồn tại sẵn nhưng không
hoạt động, sử dụng nó theo kiểu các tổng công ty sử dụng các
công ty con. Nghiệp đoàn người làm thuê ở Singapore có danh
sách đoàn viên 2.000 người. Lim Chin Joo tiếp quản tổ chức này,
những tay thân cộng chiếm 18 trên 21 ghế trong một ủy ban
hỗn hợp trung ương, và chuyển nó đến trụ sở cũ tại Middle
Road. Trong vòng vài tháng, số đoàn viên tăng lên đến trên
20.000.
Các chi nhánh cũng hoạt động trở lại, nhưng không tích cực
dữ dội như trước. Một số cán bộ mới không rành nghề; một số
khác đã từng làm việc với những lãnh tụ đã bị bắt thì sợ hãi và
không muốn dính dáng nhiều hơn nữa, vì không biết liệu có vụ
thanh trừng nào nữa không. Vì vậy các nghiệp đoàn không phục
hồi sức đẩy mạnh mẽ như chúng đã phát triển được từ giữa năm
1954 đến cuối năm 1956. Nhưng tôi không chút nghi ngờ rằng
chừng nào mà các trường trung học của người Hoa còn đào tạo
hàng loạt những học sinh tốt nghiệp đầy tham vọng và thông
minh nhưng bị hệ thống chính trị này từ chối những công việc
tốt trong những khu vực công và tư, thì MCP sẽ còn có hàng loạt
những hội viên mới. Đây là mấu chốt của vấn đề – tâm trạng
thất vọng của những kẻ đầy tài năng trong những người Hán
học, những kẻ không có lối thoát cho nghị lực và lý tưởng của
họ, và những người đồng thời bị tác động bởi tấm gương của
những đảng viên cộng sản trẻ tuổi ở Trung Quốc. Chỉ sau khi
những tin tức về cuộc Cách mạng Văn hóa được truyền ra thế