HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 382

canh tác, làm cầu đường, xây dựng – nói chung là đưa họ vào kỷ
luật và quan trọng nhất là làm cho họ khỏi nhởn nhơ vô tích sự
trên phố.

Chúng tôi cũng phải tạo kỷ luật cho những người đã có công

ăn việc làm, bởi chúng tôi rất cần phải thu hút và kiểm soát
được các nghiệp đoàn để ngăn họ đừng bị cuốn vào những cuộc
đình công chính trị. Do đó, chúng tôi đã thiết lập tòa án trọng
tài kinh tế. Trong thập niên 1950, người Úc sở dĩ đã có những
quan hệ chủ thợ tốt đẹp phần lớn là nhờ có những thủ tục trọng
tài có tính cách bắt buộc giúp kiềm chế được các bất mãn. Theo
yêu cầu của chúng tôi, họ đã cử viên thư ký thường trực của Bộ
Lao động là Harry Bland sang giúp chúng tôi. Sau khi tòa được
thành lập, Bộ trưởng có thể ra lệnh cho bất kỳ cuộc đình công
lớn nào, nhất là trong những ngành dịch vụ quan trọng như
giao thông công cộng và điện nước, cũng phải đưa ra trọng tài
phân xử. Một khi đã đưa ra trọng tài, việc một nghiệp đoàn cứ
tiếp tục bãi công chờ kết quả là bất hợp pháp, và nếu nghiệp
đoàn đó cứ khăng khăng, họ sẽ bị rút giấy phép hoạt động.
Thêm nữa, trước khi đình công, phải có một cuộc đầu phiếu kín,
chứ không chỉ là giơ tay biểu quyết sau một bài diễn văn xách
động mà tôi vẫn thường thấy.

Mặt khác, chúng tôi cũng chia sẻ quan điểm của những

người cộng sản là một trong những lý do khiến Trung Quốc
cùng những nước châu Á khác, ngoại trừ Nhật Bản, rơi vào lạc
hậu là do phụ nữ chưa được giải phóng. Họ phải được đặt lên
ngang hàng với nam giới, được hưởng sự giáo dục và có cơ hội
đóng góp hết sức cho xã hội. Trong mùa vận động bầu cử, chúng
tôi đã sử dụng một trong những buổi phát thanh chính trị dành
cho chúng tôi nói bằng bốn thứ tiếng – Anh, Malay, Quan thoại
và Tamil – để tuyên truyền cho chủ trương của chúng tôi về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.