HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 405

sáng để tránh khí trời nóng bức làm cản trở cho đoàn diễu hành
khoảng một tiếng mười lăm phút quanh Tòa thị sảnh khi mà
quốc kỳ mới được kéo lên và ca đoàn xướng bài quốc ca mới, với
sự có mặt của các dân biểu trên khán đài và công chúng đứng
quanh.

Chuyện lá cờ cũng là một chuyện lắm nhiêu khê, bởi một lần

nữa phải có sự tôn trọng tình cảm chủng tộc. Người dân nói
tiếng Hoa thì muốn màu đỏ cho nó hên, người Malay thì muốn
đỏ và trắng, những màu truyền thống của họ biểu tượng lòng
can đảm và sự thanh khiết. Nhưng Indonesia đã dùng màu đỏ
và màu trắng trong lá cờ của họ rồi, và Ba Lan cũng vậy. Người
Hoa, do ấn tượng với năm ngôi sao vàng trên lá cờ của Trung
Quốc, nên muốn có những ngôi sao. Người Malay thì muốn có
mặt trăng lưỡi liềm. Chúng tôi đã chọn một mặt trăng lưỡi liềm
đi cùng với năm ngôi sao màu trắng, thay vì một sao theo
truyền thống của Hồi giáo. Năm ngôi sao tượng trưng cho năm
lý tưởng của đất nước: dân chủ, hòa bình, tiến bộ, công lý và
bình đẳng. Như thế chúng tôi đã hòa hợp được các biểu tượng
và lý tưởng chủng tộc khác nhau.

Sau cùng chúng tôi cũng đã thỏa thuận xong về quốc huy,

gồm một con sư tử và một con hổ là những con vật hỗ trợ nằm
hai bên một tấm khiên có hình mặt trăng lưỡi liềm và năm ngôi
sao, bên dưới là hoa văn dạng cuộn có hàng chữ Malay Majulah
Singapura
, có nghĩa là “Cầu chúc cho sự thịnh vượng của
Singapore”.

Việc chọn quốc ca có phần dễ thở hơn. Một nhạc sĩ người

Malay là Haji Zubir Said đã sáng tác ra một bản nhạc rất phù
hợp. Nó không mang âm điệu hành khúc, hào hùng như bài
Marseillaise của Pháp hay bài quốc ca Arise, Arise, Arise, (Dậy Mà
Đi) thời kháng chiến cách mạng của Trung Quốc. Giai điệu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.