Kim San và tôi bên trong căn hộ 3-phòng mới được xây tối hôm đó, ngày 10/4,
thời điểm đó Singapore còn đang nghèo nàn.
Chúng tôi tuyên bố sẽ tài trợ như nhau cho Đại học Malaya (ở
Singapore) và Đại học Nanyang, nhưng cũng sẽ đòi hỏi những
chuẩn mực như nhau. Cũng ngang ngược như mọi khi, Liên
hiệp Sinh viên Đại học Nanyang đã phát biểu trên cơ quan ngôn
luận của họ là tờ University Tribune rằng trong khi họ vui vì
được đối xử bình đẳng thì đồng thời họ cũng muốn việc tài trợ
đó là vô điều kiện. Chúng tôi không vui, nhưng cũng chẳng nói
gì. Chúng tôi cải thiện tương lai của những người theo Hán học
bằng cách cho phép họ học lên cao qua Đại học Malaya. Chúng
tôi cho mở các khóa dự bị đại học gồm ba học kỳ ở các khoa nghệ
thuật, luật và khoa học nhằm trang bị cho các sinh viên không
nói được tiếng Anh có đủ chất lượng để trở thành sinh viên của
Đại học Malaya.
Tuy nhiên các kế hoạch kinh tế của chúng tôi lại chẳng mấy
khả quan. Vào tháng 9, chúng tôi có nói chuyện với Malaya về
việc thành lập một thị trường chung hạn chế, nhưng họ thậm
chí còn thờ ơ hơn cả trước đó nữa. Mọi chuyện trở nên tệ hại đến
độ khi một nhà sản xuất địa phương định mở rộng nhà máy se
sợi cotton để kiêm luôn dệt ra vải thành phẩm, tin đó cũng trở
thành tin quan trọng, bởi nhà máy sẽ tăng lực lượng lao động