sống chính trị trong điều kiện đầy khủng bố của Singapore và
Malaya ngày ấy.
Tôi có ý tin rằng những người cộng sản muốn tiêm vào tôi sự
sợ hãi và nhìn xem tôi phản ứng ra sao. Tôi tính rằng thật ra ám
sát tôi không có lợi cho họ khi mà chỗ đứng của tôi trong công
chúng khá cao. Tôi chưa bị xem là kẻ thù của công chúng như
Lim Yew Hock hồi năm 1956. Và họ cũng không muốn phải gặp
một đợt thanh lọc đại quy mô đối với mặt trận thống nhất –
đảng, các nghiệp đoàn và các hiệp hội văn hóa – vốn chắc chắn
sẽ xảy ra nếu tôi bị hại. Nếu tôi thua trong trận chiến tuyên
truyền để lôi cuốn quần chúng và bị xem là “bù nhìn của đế
quốc”, chừng đó sẽ khác. Giết tôi lúc đó sẽ chẳng có thiệt hại gì
về chính trị, trong trường hợp đó thì chắc tôi chẳng dám liều.
Hóa ra Sở đặc vụ và Phòng điều tra hình sự đã tiến hành một
loạt những cuộc bố ráp vào ngày 18/6, dẫn đến việc bắt giam
một tay bảo kê đầu sỏ cùng 10 người khác nữa, trong đó họ tìm
được một cái giỏ chứa ba quả lựu đạn giấu trong nhà của tay bảo
kê. Nhưng cuộc thẩm vấn cho thấy rằng một tay chỉ điểm đã bịa
ra vụ âm mưu ám sát và nhét mấy quả lựu đạn vào đó với sự
đồng lõa của một hạ sỹ quan thám tử của Phòng điều tra hình
sự. Đoạn cuối của vở kịch, quả là chán. Tuy nhiên cho đến khi
biết ra vụ âm mưu ám sát chỉ là bịa đặt, thì tôi đã đứng trước
một vấn đề có thực là phải ứng phó với chuyện đó ra sao.
Ba ngày trước khi bầu cử, tôi đã phát biểu rằng cho dù là các
bang Bắc Borneo có gia nhập hay là không, “chúng ta cũng phải
nỗ lực cho cuộc hợp nhất giữa Singapore và Liên bang với hai
điều kiện cần thiết là tự do trong giáo dục và các chính sách lao
động.” Tôi biết rằng chúng tôi phải đưa những chuyện này ra
ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Liên bang, bằng không
chúng tôi sẽ chẳng thể giành được một đa số ở Singapore ủng hộ