mà thái độ của họ “hết sức phi lý, bất công và phi dân chủ”. Nó
cũng nói rằng Liên bang ve vãn nhân dân các lãnh thổ Borneo
bằng những nhượng bộ, nhưng đối với Singapore chỉ toàn là đe
doạ, cưỡng bách và hăm he.
Cũng có thể là như thế thật, nhưng những đe dọa đã làm cho
nhân dân ý thức rằng hậu quả của cuộc đương đầu với Tunku có
thể sẽ rất nguy hại. Dù tổn thương đến mức nào đi nữa, Malaya
sẽ vượt qua dễ dàng hơn Singapore. Giới kinh doanh người Anh
hoảng sợ và để nhấn mạnh đến tính bất ổn của tình thế, vị chủ
tịch hồi hưu của Phòng Thương mại Singapore nhắc đến “sự bột
phát các cuộc bãi công, lãn công, ngồi lì… có nghĩa là bất ổn
trong ngành công nghiệp” và đưa tới nguy cơ lớn là nguồn vốn
mới sẽ không chảy vào hòn đảo này nữa, trong khi giá cả tăng
vọt sẽ hạn chế thương mại và tạo ra những khó khăn về tài
chính.
Tâm trạng lo sợ chung do tất cả những chuyện này khơi lên
đã đi ngược lại ý muốn của Barisan. Trong khi ấy chúng tôi đã
vượt được một rào cản khác. Sau các cuộc trao đổi hằn học và
một cuộc thảo luận kéo dài 5 tiếng đồng hồ đến quá nửa đêm và
tiếp tục sang ngày hôm sau, Hạ viện đã thông qua một kiến
nghị tu chính hoan nghênh việc giới thiệu Dự luật về Trưng cầu
dân ý quốc gia Singapore với tỷ lệ 26/16.
Vì cần thay đổi sau hoạt động sôi nổi này, tôi quyết định đã
đến lúc phải nối lại các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Anh,
và gặp gỡ một số nhà lãnh đạo Á Phi trên chuyến đi này. Vào
tháng 4/1962, tôi bay sang London, ghé qua Rangoon, New
Delhi, Cairo và Belgrade.
Thủ tướng Pandit Nehru của Ấn Độ hoàn toàn ủng hộ đề
nghị của tôi muốn hợp nhất Singapore với Malaya để thành lập
Malaysia. Báo chí ủng hộ. Dưới tiêu đề: “Thủ tướng ủng hộ một