C
HƯƠNG
28
Châu Âu vẫy gọi Anh
Tôi lên đường đi London ngày 5.9 để tham dự Hội nghị các Thủ
tướng thuộc Khối thịnh vượng chung năm 1962 được triệu tập
để thảo luận việc Anh xin gia nhập Khối Thị trường chung Châu
Âu (EEC). Singapore không phải là một nước độc lập, nhưng vì
các thuộc địa có thể bị ảnh hưởng, nên chúng tôi được mời với
tư cách là những cố vấn cho Duncan Sandys; tôi không có quyền
phát biểu và chỉ có thể đưa ra những quan điểm của mình thông
qua ông ta. Đó là một cơ hội để tôi nối lại mối quan hệ với Đảng
Lao động. Tôi đã gặp Hugh Gaitskell, lãnh tụ phe đối lập, trong
những cuộc viếng thăm London trước đây của tôi thông qua
John Strachey, Bộ trưởng hư vị phụ trách Khối Thịnh vượng
chung và thuộc địa
. Strachey là một người trí thức, hiểu biết
rộng và quan tâm đến các lý thuyết và triết học. Ông ta thân
thiện và muốn giúp đỡ các thuộc địa giành thắng lợi. Keng Swee
đã mời ông ta đến Singapore để chứng kiến cuộc vận động trưng
cầu dân ý của chúng tôi. Sau khi lắng nghe tôi nói tại cuộc mít–
tinh giấc trưa của chúng tôi tại quảng trường Fullerton, ông ta
nói với tôi là tôi quá trí thức, là một diễn giả hơn là một kẻ vận
động quần chúng. Gaitskell thì lại khác: ông ta ít quan tâm đến
các lý thuyết, mà chú ý đến thực tế hơn, linh hoạt trong lý luận
của mình.
Đảng Lao động tổ chức hội nghị của riêng mình gồm các Thủ
tướng thuộc đảng Lao động hay có xu hướng xã hội chủ nghĩa
trong Khối thịnh vượng chung để bàn việc nước Anh gia nhập
vào EEC. Nehru không tham dự, nhưng những đại diện cao cấp
của Ấn Độ đã phản kháng mạnh mẽ rằng họ và các thuộc địa cũ