phát triển dần cùng với những thích thú trong tâm trí, mang đến cho các
thạc sĩ QTKD công việc trong những bộ phận phi lợi nhuận của hầu hết
những hãng tư vấn đáng kính, trong khi những người khác làm việc trong
những bộ phận tài chính vi mô dành cho “tầng lớp nghèo nhất” (bottom of
the pyramid) ở những ngân hàng đầu tư hàng đầu.
Những thạc sĩ QTKD muốn cống hiến qua công việc của họ, cho dù đó
là ở nơi làm việc, trên thương trường, hay trong cộng đồng. Điều này
không đúng vào thời của tôi, nhưng ngày nay nó đúng với một bộ phận
rộng lớn. Bạn khác đi, và thế giới bạn đang sống cũng khác đi. Ngay cả
ngôi trường đáng kính của tôi, Trường Kinh Doanh Harvard ù lì, đã thay
đổi sứ mạng của nó trong thế kỷ 21 thành “giáo dục những nhà lãnh đạo sẽ
làm thay đổi thế giới.”
Những gì tôi đã thấy ở trường kinh doanh là, như tôi thích nói, “Bạn có
tôn giáo. Bạn chỉ không biết làm thế nào để đến nhà thờ.” Bất chấp bạn
chọn con đường nào trong hai con đường sự nghiệp ban đầu – hay là sự kết
hợp nào đó của cả hai – công việc của cuốn sách này là giúp bạn đến được
nơi mà bạn được trân trọng và có thể cống hiến cho những người khác, điều
đó đáng giá hơn cả tiền.
Trong tinh thần đó, luận điểm trung tâm của cuốn sách là nếu bạn đặt sự
cống hiến – điều cốt yếu đối với một cuộc sống có ý nghĩa – vào một vị trí
cân bằng với đồng tiền, điều bạn xem là những lựa chọn sự nghiệp an toàn
nhất thật ra có thể là những lựa chọn rủi ro nhất, và ngược lại . Đó là, nếu
bạn đánh giá rủi ro bằng mục tiêu sự nghiệp của một cuộc sống có ý nghĩa
(bao gồm cả việc kiếm tiền), bạn sẽ có những lựa chọn khác nhau hay ít
nhất ý thức hơn về những thỏa hiệp giữa được-mất của những lựa chọn và
chọn một công việc mà nhiều khả năng nằm trên con đường số phận của
bạn.
Cho dù lúc ban đầu bạn nỗ lực vì tiền hay vì ý nghĩa, mỗi con đường có
những tính chất tiêu cực ngoại tại của nó. Tuy nhiên, bạn thường nhận thấy
những tính chất bên ngoài đó khi chọn được công việc hài lòng hơn, nhưng
lại bỏ qua khi bạn chọn người chủ cho bạn thấy đồng tiền.