Đó là cái bẫy của cao học QTKD: đánh giá không đúng tỷ lệ được-mất
trong những lựa chọn sự nghiệp của bạn bằng cách không đưa vào tất cả
những yếu tố bên ngoài. Cái bẫy này xuất hiện khi bạn đo lường sự thành
công bằng tiền hơn là tính đến khát khao được cống hiến như là một phần
của một cuộc sống có ý nghĩa . Với một cuộc sống có ý nghĩa làm mục tiêu
của bạn thay vì tiền, những định nghĩa của bạn về an toàn và rủi ro sẽ thay
đổi: bây giờ bạn nhận thấy rằng một lựa chọn công việc “an toàn” là một
lựa chọn mà bạn tin là ở trên con đường số phận của bạn, và một lựa chọn
“rủi ro” là một lựa chọn không ở trên đó. Để giải thích, tôi muốn chia sẻ
một truyện ngụ ngôn có âm hưởng với những thạc sĩ QTKD hơn bất kì câu
chuyện nào khác tôi biết. Tôi tin nó sẽ làm bạn xem xét lại những gì tạo
thành một cuộc đời thành công.
Cuộc Sống Tốt Đẹp: Một Truyện Ngụ Ngôn
Góc nhìn sự nghiệp của môi trường cao học QTKD có thể được diễn đạt
hay nhất trong một truyện ngụ ngôn mà bạn sẽ không tìm thấy ở trường
kinh doanh. Câu chuyện này đã nhận được nhiều phản hồi nhất từ những
thạc sĩ QTKD trong suốt những năm viết lách của tôi. Tôi xuất bản nó lần
đầu tiên cách đây hơn một thập kỉ sau một tuần an dưỡng trên một hòn đảo
chỉ có 70 người. Tôi đã dành trọn những ngày đó để lặn với một chuyên gia
lặn địa phương tên là Ollie Bean và tưởng tượng mọi chuyện sẽ như thế nào
nếu ông ấy tình cờ gặp cậu sinh viên Trường Kinh Doanh Harvard trong
tôi.
Mục đích của tôi là để chỉ ra rằng làm thế nào mà học vấn cao của bạn và
những giá trị và những mong đợi thường đi chung với nó có thể dẫn dắt bạn
đi chệch khỏi một con đường cuộc đời đầy niềm vui, đầy thỏa mãn, và có
đóng góp. Với chút ít chỉnh sửa,
đây là câu chuyện “Cuộc Sống Tốt
Đẹp”:
Một doanh nhân người Mỹ đang ở cầu tàu của một ngôi làng nhỏ vùng
duyên hải Mexico khi một chiếc thuyền nhỏ với một ngư phủ đơn độc cập
bến. Trên tàu có vài con cá ngừ vây vàng lớn. Ông khen ngợi ngư phủ về số