Ø Những thạc sĩ QTKD thường không được khuyến khích tham khảo
một ý kiến cá nhân để định hướng những mục tiêu của họ khi đưa ra những
quyết định về sự nghiệp.
Ø Những thạc sĩ QTKD bị áp lực phải kiếm được nhiều tiền như bạn bè
cùng trang lứa khi họ bước vào thế giới công việc sau khi tốt nghiệp.
Ø Những thạc sĩ QTKD được mong chờ đo lường sự thành công bằng
tiền và sự công nhận của công chúng hơn là bằng sự thỏa mãn của cá nhân.
Ø Những thạc sĩ QTKD không ưa sự rủi ro, vì vậy họ thường chọn đưa
ra những quyết định sự nghiệp mà họ được mong đợi là sẽ đưa ra, hơn là
những quyết định mà trái tim họ mong muốn.
Ø Những thạc sĩ QTKD sợ rằng một công việc thỏa mãn những khát
khao của trái tim sẽ không giúp họ kiếm đủ tiền để sống.
Bạn có thể không nhìn thấy bản thân mình trong bản mô tả người thạc sĩ
QTKD “tiêu biểu” này. Tốt cho bạn! Nhưng hầu hết những trường kinh
doanh củng cố kiểu mẫu này. Để giữ mình không giống như kiểu mẫu, bạn
cần phải rõ ràng về những câu trả lời của bạn đối với những câu hỏi trong
bốn chương và bám chặt vào chúng. Những câu hỏi và những nguyên tắc
sống có thể giúp xác nhận một lần nữa những mục tiêu sự nghiệp và những
khát vọng đang trong vòng suy nghĩ và đang tồn tại trong bạn, và biến
chúng thành một kế hoạch hành động cho tương lai - kế hoạch số phận cá
nhân của bạn.
Hãy để tôi minh họa sáu nhân tố này thành ba cặp với những ví dụ để
giúp đào sâu sự hiểu biết của bạn về việc làm thế nào loại quyết định này
có thể hạn chế những lựa chọn của bạn và kéo bạn ra khỏi con đường số
phận của mình.
Ø Những thạc sĩ QTKD thường không xem trọng những giá trị của riêng
họ trong danh sách những động cơ khi đưa ra một quyết định về sự nghiệp
và thường không được khuyến khích tham khảo một ý kiến cá nhân để định
hướng những mục tiêu của họ khi đưa ra những quyết định về sự nghiệp.