HÒN ĐẢO PHÍA CHÂN TRỜI - Trang 6

THAY LỜI GIỚI THIỆU

“HÒN ĐẢO PHÍA CHÂN TRỜI”



PHAN THANH

Hòn đảo phía chân trời thực chất là tiểu thuyết, gồm hai phần, có hai

bối cảnh khác nhau, thông qua một gia đình làm nghề cá trên sông Bạch

Đằng. Nhân vật trung tâm là Nhụ, con thứ ba của gia đình.

Thằng Nhụ, mà ông Trương Sần gọi là cu Cõn, không ngờ rằng, một

phần cuộc đời nó lại gắn bó mật thiết với ông, một người có cuộc sống lạ

lùng, làm cái nghề lạ lùng. Ông không gia đình, không vợ con, chuyên bắt

rắn độc, nuôi rắn độc, và chạy chữa cho người bị rắn độc cắn. Cũng chính

ông, có giọng hò đến say lòng người, từ hồi còn chèo đò trên sông Bạch

Đằng. Có thể nói Trương Sần là nhân vật chính, nhìn ở góc độ khác. Giả sử

tiểu thuyết Hòn đảo phía chân trời, thiếu nhân vật này, chưa chắc cuốn sách

đã đứng được. Càng về cuối tác phẩm, vai trò ông Trương Sần càng quan

trọng. Ngòi bút Trần Nhuận Minh dữ quá một chút nữa, ông Trương Sần sẽ

biến thành phù thủy. Nhưng thật may, điều đó đã không xảy ra.

Trong Phần Một: Ngôi nhà bên cửa sông, tác giả mô tả ngôi nhà của

Nhụ nằm sát mép nước, mỗi lần tàu chạy qua, sóng sông Bạch Đằng lập tức

dào lên, vỗ oàm oạp vào bậc đá dưới thềm nhà. Vấn đề mà phần đầu sách

khơi mở, chính từ ngôi nhà đó, bắt nguồn từ người ông. Nhà Nhụ có bốn

chị em. Chị Chim sau đổi thành Chiêm, anh Thu, bộ đội hải quân, Nhụ và

thằng Đé 5 tuổi. Thằng Đé thường ngủ muộn, bật dậy là bám vào chấn

song cửa sổ, vén quần đái vo vo ra sông. Nó có biết gì đâu. Nhụ thì biết.

Nhụ biết trong tâm trí ông nó, đang giằng co, về việc đi hay ở, đi là đến

làng mới trên đảo xa. Việc hệ trọng đến vậy, ông cũng chỉ nói với Nhụ, kèm

một chi tiết khá độc đáo, khiến Nhụ cứ ớ ra. Ông hay ngồi uống rượu trên

tấm phản, nguyên là cỗ áo quan, ông tự chuẩn bị cho mình. Ông bảo Nhụ:

Nhà ta từ đời thượng cổ đến giờ, chưa ai khuất sóng mà lại được chôn trong

một cỗ áo quan. Có lẽ ông là người đầu tiên đây... Khi chết, không bị thả

xác xuống biển ... mà được chôn trên đất liền, là điều đặc biệt thiêng liêng

đối với người dân chài. Ông bám chắc vào cỗ áo quan dành cho mình, là có

ý ngầm phản đối việc con trai ông, đang đi tìm miền đất mới trên biển khơi.

Hình ảnh bố mẹ Nhụ ở phần đầu sách, chỉ thấp thoáng, đây là sự sắp đặt có

chủ ý. Trong điện ảnh, người ta gọi đó là thủ pháp mờ chồng, không chủ

yếu, song không thể bỏ qua. Người đọc dễ dàng nhận thấy, tác giả có chút

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.