HÒN ĐẢO PHÍA CHÂN TRỜI - Trang 7

rộng rãi với nhân vật, đôi khi thả lỏng, cho nhân vật hoạt động ngoài tầm

kiểm soát của ngòi bút, làm cho một số chương buộc phải nới lỏng dung

lượng.

Sang Phần Hai: Làng mới trên đảo biển, tiểu thuyết chặt chẽ hơn, đẩy

các nhân vật vào hoạt động đa tuyến. Từ bối cảnh một làng đảo mới hình

thành, ở địa danh lạ lẫm là Mõm Cá Sấu, cùng nhiều chi tiết, để lại nhiều

dấu ấn.

Nhụ đã theo bố chuyển ra làng đảo. Ở làng biển, Nhụ có thêm mấy

người bạn: Đức, Ngạnh. Mỗi người bạn của Nhụ, có một cảnh đời khác

nhau. Đức, con nhà khá giả hơn, phải đeo kính, hai mắt cách xa nhau. Đức

biết thương người, còn thương cả con chó Róc, bị cáy cắp chảy máu mũi...

Ngạnh thì khác. Ngạnh là thằng bé già trước tuổi. Vì nó sớm phải đối

mặt với một cuộc đời buồn. Và càng buồn hơn, mười ba tuổi đầu, Ngạnh

chưa hề biết chữ... Cần nói ngay rằng, ngòi bút Trần Nhuận Minh dễ làm

xiêu lòng người đọc, ở các trang thể hiện tâm trạng. So với hai bạn, Nhụ có

vẻ hiểu biết hơn. Cả ba đứa đều kết thân với chú Thuận, chiến sĩ bộ đội

biên phòng, đóng trên đảo. Chú Thuận đã dạy Ngạnh biết đọc biết viết.

Mõm Cá Sấu chỉ là một hòn đảo cù lao khô cằn, hoang vu, khi có con người

đến sinh cơ lập nghiệp, sự sống mới bừng lên. Hãy nghe ba đứa trẻ đang đi

trên mép sóng, bỗng reo to: Chúng ta phải đi báo với chú Thuận. Ngọc trai

trước biến đi, bây giờ ngọc trai lại về...

Tháng sau, chú Thuận rời quân hàm xanh về làm Chủ tịch lâm thời xã

đảo. Nhà văn phòng Ủy ban rất sơ sài, nổi bật lên trên hết là ngọn quốc kỳ.

Hai lần Trần Nhuận Minh viết về lá cờ, cả hai đều hay: Lá cờ đỏ sao vàng

động gió, bay như hát trên bầu trời . Và lần khác: Cờ đỏ sao vàng, chủ

quyền của đất nước đối với hòn đảo, bay như một đốm lửa, lấp loáng cháy

ở lưng trời... Các chi tiết này rất quan trọng, vì nó minh chứng cho việc

hình thành thể chế của chính quyền nhân dân Việt Nam, được thiết lập trên

hòn đảo rất xa đất liền.

Mọi việc đang được xúc tiến trôi chảy. Các đội tàu cá, dưới sự chỉ huy

của bố Nhụ, một tướng cá, với các chuyến đánh bắt ở khơi xa, thì xã đảo

xảy ra một chuyện buồn. Một đêm giông, tàu chở Chủ tịch xã vào đất liền,

va vào cồn đá, gẫy bánh lái...Cả xã đảo buồn. Nhụ và hai thằng bạn là

buồn nhất. Chúng nó truyền tin cho nhau: Đồn biên phòng đang xin trực

thăng đi tìm xác chú ... Ở đây, tác giả đã nói một điều rất hợp lôgic cuộc

sống: Thành công nào mà chả có mất mát hi sinh.

Người đọc lại chú ý một nhân vật phụ: Ông Quang. Ông già bán kẹo

kéo ở cạnh cây lim Giếng Rừng (đầu tác phẩm), không ai ngờ lại chính là

bố chú Thuận. Chú Thuận, đứa con duy nhất, chỗ dựa duy nhất của ông,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.