Cậu nam sinh ấp úng:
- Chắc là cũng coi như…
- Không có “chắc là” – Tiểu Ảnh cứng giọng. – Không thể phán
đoán mơ hồ như thế, có là có, không là không.
- Có ạ! – Cậu nam sinh trả lời ngắn gọn.
- Được – Tiểu Ảnh gật gù. – Nếu là có thì những định nghĩa em
vừa nêu ra sẽ có vấn đề, rõ ràng là em chỉ điều tra về những cuốn
sách phái sinh đơn giản hóa từ kịch bản và được thêm thắt, mà chưa
chú ý đến những nguyên tác được cải biên lại.
Cậu nam sinh nghĩ một hồi, gật gù. Tiểu Ảnh nhìn cậu rồi nói
tiếp:
- Thứ hai, em chưa khám phá một thể loại sách “ăn theo” khác,
đó chính là kịch bản có trước, tác phẩm điện ảnh có sau, rồi trải qua
một quá trình sáng tạo ở một trình độ tương đối cao mà thành, ví dụ
như “Vô cực” của Quách Kính Minh, hay “Điện thoại di động” của
Lưu Chấn Vân. Tôi nghĩ, người đọc hai cuốn sách này đều phát hiện
ra rằng: “Vô Cực” của Quách Kính Minh rõ ràng không còn là “Vô
cực” của đạo diễn Trần Khải Ca, “Điện thoại di động” bản tiểu
thuyết cũng hoàn chỉnh hơn so với kịch bản phim. Vậy đó có được
coi là sách “ăn theo” hay không? Nếu không, tại sao lượng tiêu thụ