Một Quản Đồng có thể phấn đấu đến ngày hôm nay, đương
nhiên không phải là người ngốc nghếch. Anh không thể không biết
đằng sau những lời nói khéo này là cái lý do rất thường gặp: những
thanh niên xuất thân từ nông thôn, nói dễ nghe một chút là “con nhà
nghèo có chí”, nói khó nghe hơn một chút thì chính là những “thằng
nhà quê” trong mắt những người thành phố.
Dựa vào đâu mà anh có thể mang đến cho Tưởng Mạn Ngọc tất
cả những điều này?
Đến bản thân anh còn hiểu rằng, nếu nói về trình độ văn hóa,
thói quen chi tiêu, thậm chí cả chói quen vệ sinh…thì nhà mình còn
lâu mới đạt đến tiêu chuẩn của mẹ Tưởng Mạn Ngọc. Hơn nữa, đã
về sống với nhau thì làm sao mà không có một chút thiệt thòi, một
lần cãi vã, một chút bực mình?
Thế nhưng, Quản Đồng vốn không phải là người con trai tự ti.
Anh mỉm cười, đứng thẳng người lên nói với bà Tưởng: “Thưa
bác gái, nếu Ngọc Ngọc nói chia tay cháu sẽ không bao giờ quấy rầy
cô ấy; nhưng, chỉ cần Ngọc Ngọc sẵn lòng muốn sống với cháu, cháu
sẽ làm tất cả để cô ấy được sống hạnh phúc suốt đời.”
Anh lại trịnh trọng nói: “Thưa bác gái, chuyện sinh ra trong một
gia đình như thế nào, cháu không có quyền lựa chọn. Hai mươi sáu
năm nay, điều cháu có thể làm được chỉ là cố gắng làm đến mức tốt
nhất những việc mà cháu có quyền lựa chọn và quyết định.”