nghề làm nón đang sắp hết thời. Ông cũng ngăn Warren không đầu tư
vào Oxxford Clothes vì rằng com-lê may sẵn không phải là ngành ăn nên
làm ra ở những năm 1960 này.
Tuy nhiên, Buffett làm ngơ cảnh báo
của Parsow về việc đừng mua quần áo may sẵn của Berkshire Hathaway.
Vì ông không biết gì về quần áo, trong khi trường đoạn kế tiếp của cuộc
đời ông có thể là mua một cửa hàng bách hóa vẫn còn bí ẩn. Quả là phải
rất bạo gan ông mới dám mở rộng hầu bao của mình vào những ngày
này. Tuy nhiên, năm 1966 là năm ông gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
cổ phiếu để mua vào.
Rồi một trong những người bạn mới của ông, David “Sandy” Gottesman,
đưa đến cho ông một ý tưởng mới. Gottesman cũng giống như Fred
Stanback, Bill Ruane, Dan Cowin, Tom Knapp, Henry Brandt, Ed
Anderson, và Charlie Munger: họ là những người có nhiều sáng kiến và
đưa ra nhiều ý tưởng cho Warren. Chính Ruane mau mắn là người đã kết
nối tất cả họ với nhau bằng một bữa ăn trưa tại New York. Gottesman,
cũng là một người từng tốt nghiệp Harvard, làm việc cho một ngân hàng
đầu tư nhỏ và thỉnh thoảng nhìn thấy một đôi ba mẩu xì-gà béo bở.
Buffett xem ông là một nhà tư bản sắc sảo, kỷ luật, không khoan
nhượng, không biết sợ hãi và luôn giữ vững lập trường. Một cách tự
nhiên, họ rất tâm đầu ý hợp với nhau.
“Từ đó trở đi, mỗi khi có một ý tưởng hay, tôi liền gọi cho Warren. Việc
đó cũng như bạn đang làm thí nghiệm vậy, nếu bạn có thể làm Warren
quan tâm đến một điều gì đó, tức là bạn đã có ý tưởng đúng.” Gottesman
nói. Là một người New York tinh túy, nhưng Gottesman quý trọng thời
gian của mình với Warren đến mức tự nguyện đi cùng ông về Omaha.
“Chúng tôi thức đến khuya để trò chuyện với nhau về chứng khoán. Rồi
ngay sáng hôm sau tôi quay về New York để đi làm. Chúng tôi cũng bàn
luận về cổ phiếu qua điện thoại vào mỗi tối Chủ Nhật trong khoảng một
tiếng rưỡi từ lúc 10 giờ trở đi. Tôi luôn mong đợi cuộc nói chuyện ấy
suốt cả tuần. Tôi luôn suy nghĩ về các loại cổ phiếu tôi sẽ nói với ông ấy.
Nhưng, bất cứ cổ phiếu nào tôi đề cập, ông ấy cũng nắm thông tin về