sệt tất cả mọi thứ, mặc dù bà không bao giờ ngừng hỏi ý kiến tư vấn từ
người khác.
“Trong khi tất cả các quyết định phát sinh hằng ngày thì bà lại không biết
phải làm gì,” Don, con trai của bà, nói. “Mẹ tôi chỉ muốn phát minh lại
bánh xe. Bà được gọi là người đứng đầu công ty nhưng chưa bao giờ là
một nhà quản lý ở cấp thấp nhất. Bà chưa từng nhìn thấy những người
làm CEO của một công ty, ngoại trừ cách bà nhìn họ trong vai trò của
một người chồng, người cha của mình.
Và thế là bà xây dựng cho mình một thói quen lớn. Mỗi lần bà đối mặt
với một khó khăn mà bà nghĩ rằng mình không thể giải quyết được, bà
gọi điện thoại đến các giám đốc của mình, hoặc những người bạn mà bà
nghĩ rằng họ từng gặp những rắc rối như bà để hỏi kinh nghiệm xử lý.
Điều đó một phần giúp nhận được lời khuyên, một phần đề bà kiểm
nghiệm độ tin cậy nơi họ và để biết lần tới, bà nên gọi cho ai.”
Ngay từ đầu, Graham đã dựa vào Fritz Beebe, luật sư và là Chủ tịch
Công ty Bưu điện Washington. Bà xem ông là chỗ dựa vững chắc trong
quá trình chiến đấu với công việc mới của bà.
Trước đó, Washington
Post là tờ báo nhỏ nhất trong số ba tờ báo có mang tên Washington, với
doanh số hằng năm 85 triệu đô la và lợi nhuận đạt 4 triệu đô la.
Dần dần, Graham bắt đầu nắm được công việc. Bà và trưởng bộ phận
biên tập Ben Bradlee của bà có một tầm nhìn về một tờ báo quốc gia có
thể thiết lập một chuẩn mực đối với đối thủ tờ New York Times. Bradlee,
sinh ra trong trong một gia đình theo đạo Tin Lành ở Boston, là một cựu
sinh viên tốt nghiệp trường Harvard và có người vợ đầu tiên là con gái
của một Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, từng làm việc cho các cơ quan tình báo
trước khi chuyển sang ngành báo chí. Ông ấy là người vui nhộn, có tài và
có tính châm biếm không thể lường trước thường gây ấn tượng sai lầm
với vẻ bề ngoài của mình, nhưng lại là những phẩm chất tốt nhất mà
Graham đang tìm kiếm. Ông ấy luôn khuyến khích các phóng viên nâng
cao năng lực bằng cách tạo ra bầu không khí cạnh tranh và tham vọng
nghề nghiệp cho họ. Chẳng bao lâu sau, Washington Post đã nổi tiếng là